Suy nhược cơ thể thiếu máu thường có các biểu hiện điển hình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, da xanh xao, buồn nôn, hạ đường huyết, huyết áp không ổn định,… Vậy nguyên nhân và cách chữa trị ra sao hãy cùng Tamsoa tìm hiểu cùng chúng tối nhé.
Các nội dung chính
1. Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể thiếu máu

Suy nhược cơ thể thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là:
- Sử dụng chất kích thích rượu bia thường xuyên: Là nguyên nhân làm đẩy nhanh quá trình oxy hóa làm lão hóa cơ thể và phá hỏng nhanh chóng các cơ quan nội tạng trong đó đặc biệt là gan.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Nhiều chị em thường vì muốn giảm cân mà ăn uống kiêng khem làm cho cơ thể thiếu chất, đặc biệt là một số chất tham gia vào quá trình tạo máu như sắt, acid folic hay vitamin B12.
- Rối loạn hấp thu, rối loạn tiêu hóa: Làm cho cơ thể không thể hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình tạo máu gây thiếu máu do thiếu chất dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, đau đầu… .
- Chảy máu mãn tính: Một số trường hợp như chảy máu trực tràng, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, rong kinh rong huyết.
- Mắc các bệnh mãn tính như: Huyết tán, viêm đa khớp dạng thấp, xơ gan, lao phổi, viêm dạ dày, đại tràng, suy thận mãn tính…
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nghén, nôn, ăn uống kém dẫn đến thiếu chất sinh ra thiếu máu.
- Phụ nữ sau sinh do mất nước, mất máu quá nhiều hoặc do không được bồi dưỡng kịp thời, không ăn được, không kiêng cữ, phải lao động ngay sau khi mới sinh không lâu…thường rất dễ bị thiếu máu.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: vỡ hồng cầu, tủy xương hoạt động không bình thường, lỗi di truyền,…
2. Suy nhược cơ thể thiếu máu có nguy hiểm?
Nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ thiếu máu nhiều hay ít, nặng hay nhẹ hay đã suy nhược lâu hay chưa. Suy nhược cơ thẻ thiếu máu khiến dẫn đến tình trạng người gầy yếu mêt mỏi.
Đối với những người có mức độ suy nhược nặng và đã kéo dài trong thời gian khá lâu thì có thể gặp phải những hậu quả khá nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Hay bị tụt huyết áp và hạ đường huyết dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt, váng đầu, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa… .
- Hay bị rối loạn huyết áp, huyết áp lúc cao lúc thấp thậm chí gây tai biến, đột quỵ.
Bởi vậy, một khi nghi ngờ bản thân bị suy nhược cơ thể thiếu máu thì bạn nên nhanh chóng đi khám để có phương pháp điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Cách điều trị suy nhược cơ thể kéo dài
3. Chữa trị khi suy nhược cơ thể do thiếu máu
3.1. Bổ sung và cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu

Ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều sắt, acid folic hay vitamin B12 như gan, thịt bò, hải sản, rau xanh nhiều lá, các hạt ngũ cốc, các loại đậu… .
Bổ sung các loại hoa quả giúp tạo máu, chống suy nhược như cam, ổi, dưa hấu, nho, việt quất, dâu tây, xoài… .
Tránh ăn thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, sữa chua, phô mai…cùng với các thực phẩm giàu sắt. Vì canxi khi liên kết với sắt sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt. Vì thế bạn nên bổ sung canxi/sắt vào các thời điểm khác nhau, không cùng lúc, tốt nhất là cách nhau ít nhất 2h.
Để giúp tăng hiệu quả phục hồi thì ngoài một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn nên tìm đến sự hỗ trợ từ các sản phẩm bồi bổ sức khỏe như Viên nhung hươu Health Plus của công ty CP TM Tamsoa.
Viên nhung hươu không chỉ giúp bồi bổ khí huyết, hạn chế thiếu máu mà nó còn giúp những người suy nhược cơ thể thiếu máu tăng cường sinh lực, tăng sức đề kháng, cung cấp năng lượng để nhanh chóng phục hồi cơ thể.
3.2. Sinh hoạt và làm việc khoa học
Một chế độ sinh hoạt và làm việc khoa học sẽ giúp bạn có một cuộc sống cân bằng, giảm stress, từ đó giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả hơn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu đầy đủ cộng với hệ tim mạch khỏe mạnh là điều kiện lý tưởng giúp hạn chế thiếu máu và suy nhược cơ thể.
3.3. Tập luyện thể thao
Tập luyện thể thao thường xuyên giúp cơ thể tiết ra chất kích thích làm cho tinh thần hưng phấn, vui vẻ, lạc quan, tích cực từ đó hỗ trợ hoạt động cho các cơ quan như hệ tuần hoàn và tiêu hóa ngày càng khỏe mạnh. Giảm dần tình trạng thiếu máu và suy nhược, đồng thời dần giúp cơ thể trở nên dẻo dai, nhiều năng lượng, hết mệt mỏi.
4. Thực đơn cho người suy nhược cơ thể thiếu máu
Dưới đây là gợi ý thực đơn cho những người thiếu máu suy nhược cơ thể mà các bạn có thể tham khảo thêm.
Sáng | Trưa | Tối | |
Thứ 2 | Bánh ngôBột ngũ cốc dinh dưỡng | Thịt bò hầm khoai tâyCanh ngao nấu rau cải | Gan heo xào súp lơ xanhsalad trộn hạt điều |
Thứ 3 | Cháo đỗ xanh chim cút | Cá hồi kho tiêuCanh nấm kim chi thịt bò | Thịt heo luộcRau củ quả luộc |
Thứ 4 | Mì sợi sốt thịt bò bằm | Thịt gà nấu xáo lá chanhCanh cải cầu vồng | Đậu phụ ránSalad cá hồi trộn rau củ |
Thứ 5 | Chè các loại đỗ | Cá ngừ kho nước dừaĐậu hà lan luộc | Thịt bò xào rau củ Đầu cá hồi nấu canh chua |
Thứ 6 | Cháo cá hồi | Gan gà xào nấmNộm bắp bò rau thơm | Tôm kho thịt heo |
Thứ 7 | Mì ống sốt cá mòi | Chim cút quayCanh chua nấu ngao | Cá rô sốt cà chuaRau cải xào nấm |
Chủ nhật | Bánh mỳ pate gan heo | Bắp bò luộc chấm mắmsalad thịt ức gà | Cá mòi kho nhừCanh rau ngót thịt băm |
Như vậy để giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thì cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, làm việc và chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất. Ngoài ra người bị suy nhược cơ thể thiếu máu có thể kết hợp sử dụng các thực phẩm bồi bổ như Viên nhung hươu Health Plus của Tamsoa để có hiệu quả nhanh nhất.
> Mua viên nhung hươu Health Plus tại: https://tamsoa.com/vien-nhung-huou-heath-plus/
