Những bài thuốc bồi bổ cơ thể HÀNG ĐẦU hiện nay

Một trong những cách bồi bổ cơ thể có hiệu quả và được nhiều người sử dụng chính là sử dụng những bài thuốc bồi bổ cơ thể, sử dụng những loại dược liệu có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, nâng cao chính khí. Bài viết dưới đây, TAMSOA xin giới thiệu đến bạn đọc 11 bài thuốc bồi bổ cơ thể phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

1. Bài thuốc bổ huyết

Theo Đông y, huyết hư có liên quan đến Tâm và Can, do đó các bài thuốc bổ huyết chủ yếu là bổ Tâm và Can. Người có chứng huyết hư có đặc điểm: sắc mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống, loạn nhịp tim, tâm đập dồn dập, bồn chồn, hay hoảng sợ, mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hoa mắt chóng mặt buồn ngủ chân tay hay bị tê và co giật, phụ nữ kinh nguyệt không đều, kinh ít hoặc bế kinh.

Bài thuốc bổ huyết
Bài thuốc bổ huyết

Các bài thuốc bổ huyết thường sử dụng một số vị thuốc như: nhung hươu, tam thất, thược dược, đương quy, xuyên khung.

1.1. Tứ vật thang

Tứ vật thang là một trong những bài thuốc bồi bổ cơ thể hàng đầu. Với những nguyên liệu và cách thực hiện như sau.

Nguyên liệu:

  • Thục địa 15g
  • Đương quy 10g
  • Bạch thược 10g
  • Xuyên khung 6g

Thực hiện: Rửa sạch. Sau đó đem sắc uống.

Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, chữa chứng huyết hư, hành huyết hóa ứ, điều kinh, chỉ thống.

Chú ý: Người tỳ vị yếu, kém ăn tiêu chảy không nên sử dụng nhiều. Do có thể gây trở ngại đến hoạt động của khí vì có thục địa và bạch thược.

1.2. Quy tỳ thang hay Dưỡng tâm thang

Bài thuốc dưỡng tâm thang nằm trong danh sách những bài thuốc bồi bổ cơ thể với tác dụng giúp thanh nhiệt, trị mất ngủ.

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm 12g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Bạch truật 12g
  • Phục thần 12g
  • Toan táo nhân 12g
  • Long nhãn nhục 8g
  • Đương quy 8g
  • Viễn chí 4g
  • Mộc hương 1,5g
  • Cam thảo 1,5g
  • Gừng tươi 3 lát
  • Hồng táo 3 quả

Thực hiện: Rửa sạch đem sắc uống.

Công dụng:

  • Dùng trong trường hợp khí huyết bất túc (khí huyết đều suy) do tâm tỳ lao thương: Mất ngủ, ra nhiều mồ hôi (đạo hãn), mệt mỏi, kém ăn, sắc huyết nhoẹt nhạt.
  • Chữa chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu, xuất huyết tử cung, ban xuất huyết … .

2. Bài thuốc bổ khí

Nằm trong những bài thuốc bồi bổ cơ thể không thể bỏ qua các bài thuốc bổ khí.

Khí hư tức khí trong cơ thể bị suy yếu và tổn thương. Khí hư liên quan đến Phế và Tỳ. Vì thế các bài thuốc bổ khí sử dụng để chữa chứng khí hư có tác dụng bổ Phế, bổ Tỳ

Hội chứng khí hư được chia làm hai loại:

  • Phế khí hư: khó thở, hơi thở yếu, cơ thể mệt mỏi, nói nhỏ, sắc mặt nhợt nhạt, mạch đập yếu.
  • Tỳ khí hư: kém ăn, rối loạn tiêu hóa, chân tay yếu, mỏi, sa các phủ tạng.

Các bài thuốc bổ khí thường sử dụng những loại dược liệu: Linh chi, đông trùng hạ thảo, nhân sâm, đẳng sâm, hoàng kỳ, bạch truật … .

Các bài thuốc bổ khí đầu dựa trên bài thuốc “Tứ quân tử thang” có thêm các vị thuốc khác để phù hợp với từng đối tượng sử dụng.

2.1. Tứ quân tử thang

Nguyên liệu cho bài thuốc bổ khí “Tứ quân tử thang”
Nguyên liệu cho bài thuốc bổ khí “Tứ quân tử thang”

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm 12g
  • Bạch truật 9g
  • Phục linh 9g
  • Cam thảo 4,5g

Chế biến: Rửa sạch và đem sắc nước uống.

Tác dụng: Bài thuốc bồi bổ cơ thể kiện tỳ, trừ thấp, bổ khí, bồi bổ và phục hồi sức khỏe.

Chú ý: Có thể thay nhân sâm bằng đẳng sâm với liều lượng tăng 2 – 3 lần.

2.2. Lục quân tử thang ( Kiện tỳ hóa đàm thang)

Nguyên liệu:

  • Nhân sâm 12g
  • Bạch truật 9g
  • Phục linh 9g
  • Cam thảo 4,5g
  • Trần bì 6g
  • Bán hạ 6g

Chế biến: Rửa sạch và đem sắc uống.

Công dụng: Bổ khí, trừ đờm, bồi bổ cơ thể, kiện tỳ và chữa một số chứng bệnh về đường tiêu hóa.

3. Bài thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ

Bài thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ thường sử dụng những vị thuốc có đồng thời cả hai tác dụng bổ khí và bổ huyết, dùng chữa bệnh khí huyết hư.

3.1. Bát trân thang

Nhắc đến thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ, đầu tiên phải nhắc đến bát trân thang. Đây là bài thuốc kết hợp của hai bài thuốc “tứ quân” bổ khí và “tứ vật” bổ huyết. Từ bài thuốc “Bát trân thang” có thêm thêm một số vị thuốc khác để thành những bài thuốc mới.

Nguyên liệu:

  • Đương quy 12g
  • Xuyên khung 12g
  • Thục địa 20g
  • Bạch thược 12g
  • Đẳng sâm 12g
  • Bạch linh 12g
  • Bạch truật 12g
  • Cam thảo 10g

Chế biến: Rửa sạch và đem sắc nước uống

Công dụng: Bổ khí huyết, nâng cao sức khỏe, ăn ngon ngủ tốt, điều trị các chứng hiếm muộn vô sinh ở phụ nữ do khí huyết suy, rối loạn kinh nguyệt, người mệt mỏi

3.2. Thập toàn đại bổ

Bài thuốc bồi bổ cơ thể thập toàn đại bổ
Bài thuốc bồi bổ cơ thể thập toàn đại bổ

Bài thuốc là sự kết hợp của 10 vị thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm, bổ dương.

Bài thuốc Thập toàn đại bổ có thể gia giảm thêm các vị thuốc để trở thành những bài thuốc mới như: thỏi sơn bàn thạch thang (bỏ nhục quế, phục linh, thêm tục đoạn, hoàng cầm, sa nhân), thập toàn đại bổ thang hòa tễ cục phương.

Nguyên liệu:

  • Đẳng sâm 12g.
  • Đương quy 12g.
  • Hoàng kỳ 12g.
  • Bạch linh 12g.
  • Bạch thược 12g.
  • Nhục quế 4g.
  • Bạch truật 12g.
  • Xuyên khung 8g.
  • Cam thảo trích 6g.
  • Thục địa 12g.

Chế biến: Rửa sạch và đem sắc cùng 3 lát sinh khương và một quả đại táo.

Công dụng: Bồi bổ cơ thể cho người suy nhược, người mới ốm dậy, khí huyết bất túc, ăn uống kém, chân tay lạnh, ra nhiều mồ hôi, mất ngủ, tinh thần hoảng loạn, yếu sinh lý, di tinh, phụ nữ rong kinh, rong huyết … .

4. Bài thuốc bổ thận âm

Bài thuốc bổ thận âm thường sử dụng các vị thuốc có tính ngọt mát để dưỡng âm và trị các chứng âm hư như: can thận âm hư, vị âm hư, tân dịch hao tổn. Bài thuốc bổ thận âm Forikid giúp cải thiện chứng mồ hôi trộm, táo bón, đái dầm và biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Thục địa: 1,5g
  • Thạch hộc: 0,887g
  • Táo chua: 0,88g
  • Tỳ giải: 0,88g
  • Hoài sơn: 0,573g
  • Củ súng: 0,34g

Sử dụng:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: 5 ml x 2 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 2-5 tuổi: 10 ml x 2 lần/ngày
  • Trẻ em trên 5 tuổi: 15ml x 2 lần/ngày

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, giảm các triệu chứng nóng trong, táo bón ở trẻ nhỏ, cải thiện tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

5. Bài thuốc tăng sức đề kháng cho cơ thể

Tăng cường dinh dưỡng toàn diện là cách tăng sức đề kháng tốt nhất cho cơ thể. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà bạn có thể sử dụng một trong những bài thuốc bổ khí, bổ huyết, bổ âm hay bổ dương, hoặc dựa trên những bài thuốc cũ có gia giảm thêm các vị thuốc tùy theo tình trạng bệnh thực tế.

Một số bài thuốc bồi bổ cơ thể bạn có thể sử dụng như: Tứ vật thang, tứ quân tử thang, bát trân thang….

6. Những bài thuốc bồi bổ cơ thể cho trẻ em suy dinh dưỡng

6.1. Cốm bổ tỳ

Cốm bồ tỷ – Một trong những bài thuốc bồi bổ cơ thể cho trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Nguyên liệu:

  • Đẳng sâm 200g
  • Trần bì 12g
  • Biện đậu 200g
  • Cốc nha 100g
  • Xa nhân 6g
  • Ý dĩ 200g
  • Liên nhục 100g
  • Hoài sơn 200g
  • Nhục đậu khấu 30g

Chế biến:

  • Trần bì, nhục đậu khấu, xa nhân: sắc lấy nước.
  • Các vị thuốc khác tán mịn.
  • Hòa thuốc bột với thuốc nước cùng mật ong làm thành cốm.

Công dụng: Kiện tỳ hành khí, tiêu thực rất tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

6.2. Cháo nhung hươu

Nhung hươu nấu cháo là một trong những bài thuốc bồi bổ cơ thể mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.

Bột nhung hươu có thể dùng để pha trà, nấu cháo, ngâm mật ong rất tốt cho cơ thể
Nhung hươu nấu cháo

Nguyên liệu:

  • Gạo tẻ ngon
  • Nhung hươu 1 – 2 lát hoặc 1/2 thìa cà phê bột
  • Rau củ quả tùy ý
  • Gia vị vừa ăn

Chế biến:

  • Nấu chín cháo cùng rau củ quả.
  • Nhung hươu dạng lát băm hoặc xay nhỏ cho vào nồi cháo, đun thêm 2 – 3 phút, nêm gia vị vừa ăn;
  • Với bột nhung hươu, cho ½ thìa cà phê vào nồi cháo, đảo đều, bắc ra dùng ngay.

7. Bài thuốc bồi bổ cơ thể cho người già

Những bài thuốc bồi bổ cơ thể cho người già bao gồm 2 gợi ý sau.

7.1. Bài thuốc trị tinh huyết suy kiệt, đau lưng mỏi gối

Nguyên liệu:

Chế biến:

  • Lộc nhung đương quy lượng bằng nhau đem tẩy rượu và tán mịn.
  • Thịt ô mai nấu thành cao.
  • Trộn các vị thuốc trên thành viên hoàn.

Sử dụng: Uống 8 – 12g/ ngày với nước cơm lúc đói.

7.2. Cao lộc nhung

cao huơu
Cao lộc nhung – bài thuốc giúp bồi bô cơ thể với nguyên liệu quý

Cao lộc nhung – Một trong những bài thuốc bồi bổ cơ thể với các nguyên liệu đắt giá và đem lại nhiều công dụng khác nhau.

Nguyên liệu:

  • Nhung hươu 30g
  • Đương quy 45g
  • Hoàng kỳ 90g
  • Nhân sâm 10g
  • Địa hoàng 100g

Chế biến:

  • Nhung hươu và nhân sâm nghiền thành bột.
  • Địa hoàng, hoàng kỳ, đương quy đem sắc lấy nước, sắc 3 lần và lấy 3 nước trộn vào với nhau, bỏ bã.
  • Hòa bột nhân sâm và nhung hươu vào nước thuốc, thêm mật ong.
  • Đem luyện thành cao.

Sử dụng: Uống 5ml/ lần, ngày 2 – 3 lần.

Công dụng: Tăng cường sức khỏe toàn diện, tốt cho hệ xương khớp, chống loãng xương, kéo dài tuổi thọ, ăn ngon ngủ tốt.

Ngoài ra, sử dụng nhung hươu để ngâm rượu; ngâm mật ong, Nhung hươu nấu cháo, nấu canh cũng là những bài thuốc đơn giản, dễ làm và có hiệu quả bạn nên thử xem.

8. Lời kết

Nếu “biện chứng luận trị” là nguyên tắc được sử dụng khi chữa bệnh bằng thuốc thì “biện chứng thi bổ” là nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng các bài thuốc bồi bổ cơ thể.

Trong y học cổ truyền, những bài thuốc bồi bổ cơ thể rất phong phú, phù hợp với nhiều đối tượng, nhiều chứng bệnh khác nhau. Vì vậy, dùng thuốc phù hợp với thể chất của từng người để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất và không gây hại cho người sử dụng.

Sản phẩm của TAMSOA

Back to Top

NHẬN NGAY ƯU ĐÃI MỚI NHẤT!

Ưu đãi của Tamsoa dành riêng cho những khách hàng để lại số điện thoại tại đây!