Loãng xương là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng

Loãng xương được coi là “Sát thủ thầm lặng” gây ra nhiều hậu quả nặng nề tới cuộc sống, công việc và ngày càng bị trẻ hóa, thậm chí là cả trẻ nhỏ.  Chính vì thế, hiểu rõ được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh loãng xương chúng ta sẽ đưa ra được giải pháp ngăn giảm tình trạng loãng xương và các bệnh về xương khớp khác.

loãng xương là gì có nguy hiểm không
Hình ảnh khi mắc loãng xương

Ngay dưới đây, tamsoa.com đã tổng hợp chi tiết được các vấn đề liên quan đến bệnh loãng xương.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng mật độ cấu trúc xương giảm dần khiến xương dễ gãy và tổn thương.

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, không triệu chứng rõ ràng, thường chỉ có triệu chứng ở mức độ nặng.

Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra bất kỳ ở đoạn xương nào, và thường hay gặp nhất ở xương đùi, xương cổ tay, xương cột sống. Tuy nhiên, nếu không may bị gãy xương cột sống, xương đùi thì khó lành lại được mà cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.

Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương và đau nhức xương khớp
Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương và đau nhức xương khớp

Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương Việt Nam, hiện số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam khoảng 3,2 triệu người; trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ.

Tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi khoảng 20%-25% ở nam và 30%-40% ở nữ. Số người loãng xương ở nước ta có xu hướng tăng và ngày càng nhiều phụ nữ bị loãng xương trong độ tuổi khá trẻ. Dự báo, cả nước có hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70%-80%.

Triệu chứng của bệnh loãng xương

Như đã nói ở trên, khi mới loãng xương không có triệu chứng rõ ràng, loãng xương chỉ có triệu chứng khi trở nặng mà thôi. Khoảng 60% trường hợp xẹp đốt sống do loãng xương không có biểu hiện lâm sàng.

Các triệu chứng của bệnh loãng xương:

triệu chứng của bệnh loãng xương
triệu chứng của bệnh loãng xương

– Đau lưng

– Giảm chiều cao

– Gãy xương từ một chấn thương rất nhẹ 

– Đau nhức đầu xương

– Đau cột sống, thắt lưng, hai bên liên sườn 

– Giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, khó khăn khi gập người

Nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới loãng xương không chỉ dừng lại ở tuổi tác. Các nguyên nhân chính dẫn tới loãng xương có thể kể đến như sau:

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

– Do quá trình lão hóa của cơ thể, nguy cơ loãng xương tăng cao ở người cao tuổi, người trung niên, chị em phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

– Chế độ ăn uống thiếu canxi, vitamin D, glucosamine, omega 3…các chất giúp xương khớp chắc khỏe

– Người nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng loãng xương

– Người có tiền sử gãy xương

– Loãng xương do bị tác dụng phụ của thuốc Corticosteroid, Heparin, thuốc chống động kinh gây phá vỡ sự cân bằng của quá trình tạo xương

– Sử dụng quá nhiều chất kích thích rượu chè, cà phê, thuốc lá…làm cản trở sự hấp thụ canxi

– Người lao động vất vả, nặng nhọc có thể gây ảnh hưởng tới hệ cơ xương

– Người mắc các bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, mãn kinh sớm, bệnh nội tiết, thiếu hormone sinh dục…

Từ những nguyên nhân trên ta có thể thấy rằng: loãng xương một phần là do quá trình lão hóa tất yếu của cơ thể, nhưng cũng do những yếu tố chủ quan xung quanh. Biết được những nguyên nhân gây loãng xương rồi hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh loãng xương nha.

>>> Xem ngay: Bệnh loãng xương NÊN ĂN GÌ để cải thiện tình trạng loãng xương

Cách chuẩn đoán bệnh loãng xương

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp, cách tốt nhất hãy đến bệnh viện để khám xem mình bị sao để có giải pháp điều trị khắc phục kịp thời.

Những người cần phải đo mật độ xương: người trên 50 tuổi và có những biểu hiện như sau

 – Giảm chiều cao ≥ 3cm

– Cân nặng bị giảm nhanh

– Người có tiền sử gãy xương, tiền sử gia đình có người bị loãng xương

– Hiện đang sử dụng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng

– Những người thiếu hụt estrogen ở nữ (sau khi mãn kinh, cắt buồng trứng) hoặc thiếu androgen ở nam trên 50 tuổi.

Hiện tại, ở Việt Nam ta việc đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ còn ít, chính vì thế nên khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn giữa hoặc cuối nên khó điều trị. Nếu bạn có điều kiện thì nên đi khám sức khỏe ít nhất 1 năm 1 lần nha, không có thừa đâu.

Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Từ những nguyên nhân trên ta có thể thấy được để phòng ngừa bệnh loãng xương ta cần phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể như sau:

Bổ sung đầy đủ lượng Canxi cần thiết cho cơ thể

Lượng canxi phù hợp là 1.000mg cho người trưởng thành từ 18-50 tuổi, còn với phụ nữ trên 50 và đàn ông trên 70 tuổi là 1.200mg canxi mỗi ngày.

Bổ sung các thực phẩm giàu canxi giúp xương khớp chắc khỏe
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi giúp xương khớp chắc khỏe

Bổ sung canxi sẽ có từ nhiều nguồn khác nhau: từ những thực phẩm hàng ngày như tôm, cá, sữa…các loại thuốc bổ sung canxi và sản phẩm bồi bổ sức khỏe như nhung hươu.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D có trong thực phẩm hàng ngày
Vitamin D có trong thực phẩm hàng ngày

Lượng vitamin D phù hợp mỗi ngày cho hầu hết mọi người là 600-800 IU. Bổ sung vitamin D có thể bằng cách tắm nắng vào buổi sáng hoặc các sản phẩm giàu vitamin D như các loại đậu, cá, cam..

Bổ sung Glucosamine

Glucosamine có tác dụng bồi bổ và bôi trơn sụn khớp, giúp xương khớp chắc khỏe. Glucosamine là thành phần có trong các loại thuốc bổ về xương khớp.

Nhung hươu bổ sung cho canxi, glucosamine giúp xương khớp chắc khỏe
Nhung hươu bổ sung cho canxi, glucosamine giúp xương khớp chắc khỏe

Muốn bổ sung glucosamine qua thực phẩm thì hãy dùng nhung hươu: có cả canxi, glucosamine, vitamin và khoáng chất…

>>> Công dụng của nhung hươu với hệ xương khớp? Giá nhung hươu bao nhiêu?

Hạn chế rượu bia, chất kích thích

Rượu bia, thuốc lá chất kích thích không bao giờ là tốt cả, sử dụng nhiều chỉ khiến tình trạng xương ngày càng loãng hơn mà thôi.

Tăng cường hoạt động thể dục thể thao

Tập thể dục để nâng cao sự dẻo dai
Tập thể dục để nâng cao sự dẻo dai

Đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang…những bài tập nhẹ nhàng giúp cơ thể ngày càng dẻo dai, khỏe mạnh và làm chậm quá trình loãng xương. 

>>> Đừng bỏ lỡ: Bài tập thể dục cho người loãng xương ai cũng có thể thực hiện

Tránh bị ngã

Nếu bị các vấn đề về xương khớp thì rất lâu lành. Ngã là điều không ai muốn, chính vì thế hãy cẩn thận cho bản thân và những người xung quanh nha.

Thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ

Với chuyên khoa và chuyên môn cao, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa cho người bệnh những lời khuyên đúng đắn. Cần tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ về chỉ định uống thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện để hạn chế loãng xương tiến triển.

Các bệnh nhân loãng xương phải được điều trị lâu dài và theo dõi sát, ít nhất là 3-5 năm liên tục. Đo mật độ xương 6 tháng đến 1 năm 1 lần để theo dõi kết quả điều trị.

(Nguồn: vinmec)

Lời kết

Loãng xương nghe tưởng chừng đơn giản nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng nếu như ta không phát hiện kịp thời.

Cách tốt nhất bây giờ là phòng chống loãng xương bằng những thói quen sinh hoạt, ăn uống có khoa học.

Hy vọng với những thông tin trên đây về bệnh loãng xương sẽ hữu ích với mọi người. Nếu thấy thông tin hữu ích đừng quên chia sẻ với mọi người nha.

Còn rất nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích tại website: tamsoa.com hãy trang bị thêm cho gia đình và người thân nhé.

Loãng xương là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng
Đánh giá sản phẩm

Sản phẩm của TAMSOA

Back to Top

NHẬN NGAY ƯU ĐÃI MỚI NHẤT!

Ưu đãi của Tamsoa dành riêng cho những khách hàng để lại số điện thoại tại đây!