Trang bị cho mình những kiến thức dành cho người thiếu máu là điều cần thiết khi mà tỷ lệ người mắc bệnh thiếu máu ngày càng gia tăng. Hãy cũng Tamsoa nắm bắt ngay những thông tin bổ ích này để chủ động phòng tránh nhé.
Các nội dung chính
- 1 1. Nguyên nhân gây thiếu máu
- 2 2. Biểu hiện của người thiếu máu
- 3 3. Chẩn đoán thiếu máu dành cho người thiếu máu
- 4 4. Chế độ ăn dành cho người thiếu máu
- 5 5. Bài thuốc dành cho người thiếu máu
- 6 6. Viên uống nhung hươu dành cho người thiếu máu
- 7 7. Lối sống lành mạnh dành cho người thiếu máu
1. Nguyên nhân gây thiếu máu

1.1. Do giảm quá trình tạo máu
Sắt, vitamin B1, axit folic là những chất dinh dưỡng cần thiết để tạo máu nuôi cơ thể. Khi các chất dinh dưỡng này không được cung cấp đầy đủ thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu.
Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng, bởi vì:
- Chế độ ăn uống thiếu chất
- Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng được hấp thụ (ví dụ: bệnh celiac,…)
- Phẫu thuật loại bỏ một phần của dạ dày và ruột.
- Mất máu từ từ (ví dụ:do các kỳ kinh nguyệt nặng hoặc loét dạ dày).
Tủy xương giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Tủy xương bị tổn thương thì quá trình tạo máu cũng suy giảm.
Vì thế, các bệnh liên quan đến tủy xương như viêm tủy xương, suy tủy xương, ung thư tủy xương, máu trắng có tác động lớn đến quá trình tạo máu của cơ thể.
1.2. Do tình trạng mất máu
Các tình trạng mất máu phổ biến hiện nay gồm:
- Mất máu cấp tính: Là tình trạng thiếu máu xuất hiện nhanh và trong thời gian ngắn. Khi bạn trải qua quá trình sinh đẻ, chấn thương và mạch máu bị vỡ, phẫu thuật, cơn tan máu… thì tình trạng mất máu cấp tính có thể xảy ra.
- Mất máu mạn tính: Là tình trạng thiếu máu xuất hiện chậm, từ từ và tăng dần lên trong nhiều tháng. Nếu bạn mất nhiều máu ở chu kỳ kinh nguyệt hoặc mắc một số bệnh như nhiễm giun sán, ung thư, có khối u, viêm loét dạ dày, bệnh khớp mạn tính, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy… thì cơ thể dễ bị mất máu mạn tính.
Khi xảy ra tình trạng mất máu, cơ thể sẽ tự hoạt động dẫn đến phản ứng kéo nước từ các mô đến thành mạch máu và máu bị pha loãng dần.
1.3. Do các tế bào máu bị phá hủy quá nhiều
Bình thường, tế bào hồng cầu đều được tạo ra ở tủy xương có thể tồn tại và sống trong vòng 90 – 120 ngày. Sau đó, các tế bào máu cũ bị cơ thể loại dần đi. Một hormone gọi là erythropoietin (EPO) được tạo ra trong thận báo hiệu cho tủy xương tạo ra nhiều hồng cầu hơn để duy trì ổn định lượng hồng cầu trong cơ thể.
Nhưng nếu cơ thể mắc phải bệnh thiếu máu tự miễn tán huyết thì quá trình phá hủy này sẽ diễn ra sớm hơn. Lúc này, các hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị nhầm lẫn và cho rằng tế bào máu là các phần tử lạ cần phải loại bỏ nên sẽ tấn công.
2. Biểu hiện của người thiếu máu

Biểu hiện phổ biến của người thiếu máu như:
- Da nhợt nhạt: Thiếu máu khiến cho lượng hồng cầu thiếu hụt, các cơ quan trong cơ thể khó tiếp nhận được máu giàu oxy. Điều đó dẫn đến việc làn da của người thiếu máu luôn nhợt nhạt, xanh xao.
- Cơ thể mệt mỏi: Năng lượng đưa vào cơ thể bị chi phối bởi quá trình oxy hóa các tế bào hồng cầu. Vì thế, lượng hồng cầu thấp làm cho tốc độ oxy hóa trong cơ thể giảm. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chân tay rã rời trong khoảng 1 tháng.
- Tim mạch: Tuần hoàn máu kém dẫn đến tình trạng chân tay lạnh ngắt, tim đập nhanh. Nếu bệnh trở nặng, người bệnh sẽ bị biến chứng sang các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Nhức đầu, chóng mặt: Cơ thể thiếu máu làm lượng hồng cầu ngày càng thiếu và lượng máu giàu oxy lên não ngày càng ít đi. Lúc đó, bạn sẽ luôn cảm thấy nhức đầu, chóng mặt.
- Sức đề kháng suy giảm: Thiếu máu làm cho cơ thể luôn thiếu năng lượng và oxy, dẫn đến khả năng hấp thụ năng lượng kém. Điều đó khiến có thể dần bị suy nhược, khả năng chống các căn bệnh khác kém đi và sau đó là kiệt sức.
Ngoài ra, còn có một số biểu hiện sau:
- Hay cảm thấy gắt gỏng.
- Khả năng tập trung, suy nghĩ giảm.
- Lòng trắng của mắt có màu xanh.
- Móng tay giòn.
- Đau lưỡi.
- Muốn ăn đá hoặc những thứ phi thực phẩm khác (pica).
3. Chẩn đoán thiếu máu dành cho người thiếu máu
3.1. Chẩn đoán thiếu máu dựa vào dấu hiệu
Chuẩn đoán thiếu máu dựa vào dấu hiệu gồm các bước sau:
Bước 1: Bác sĩ dựa vào các dấu hiệu thiếu oxy ở các mô và tổ chức để chuẩn đoán bệnh. Dấu hiệu này có thể xuất hiện tùy theo mức độ thiếu máu và sự đáp ứng của cơ thể. Cụ thể đó là các dấu hiệu của bệnh thiếu máu như:
- Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Mệt mỏi, choáng váng.
- Chán ăn và ăn không ngon miệng.
- Tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc đi lại nhiều.
- Cảm giác hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực.
- Khả năng tập trung giảm.
- Trí nhớ suy giảm.
- Móng tay khô, dễ gãy.
- Tóc khô, dễ rụng.
- Da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt
Bước 2: Bác sĩ sẽ hỏi thăm lối sống, tiền sử bệnh, sử dụng thuốc của người bệnh, tiền sử người thân trong gia đình và chú ý đến các bệnh lý kèm theo thiếu máu như sốt, nhiễm khuẩn, vàng da… để định hướng chẩn đoán chính xác. Bác sĩ cũng sẽ chú ý đến các yếu tố dịch tễ như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp… để phục vụ việc chẩn đoán bệnh.
Bước 3: Sau khi quan sát, hỏi thăm sơ bộ, bác sĩ sẽ nghe tim phổi để kiểm tra nhịp tim, nhịp thở; sờ bụng để kiểm tra lá lách, gan, khám hạch ngoại vi, khám vùng trực tràng để xác định nguyên nhân có phải do mất máu các vùng này không.
3.2. Xét nghiệm để chẩn đoán thiếu máu
3.2.1. Công thức máu (CBC)

Khi phân tích công thức máu, bác sĩ sẽ đánh giá các tế bào lưu thông trong máu và chú ý đến các chỉ số sinh hóa sau:
- RBC – Số lượng hồng cầu: Bình thường, 1cm3 máu sẽ có khoảng 4.2 triệu – 5.9 triệu tế bào hồng cầu. Đối với bệnh nhân bị thiếu máu, chỉ số RBC sẽ bị giảm.
- Huyết sắc tố (HGB – Hemoglobin): Người có chỉ số HGB thấp hơn ngưỡng bình thường có thể bị thiếu máu hoặc mắc bệnh lý gây tan máu. Giá trị của Hemoglobin thay đổi tùy thuộc vào giới tính:
- Nam giới: HGB khoảng 13 – 18 g/dL máu (g%)
- Nữ giới: HGB khoảng 12 – 16 g/dL
- Trẻ em: 14 – 20 g/dL
- Hematocrit – HCT: Tỉ lệ phần trăm thể tích hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu. Khi mắc bệnh thiếu máu, chỉ số HCT sẽ giảm xuống.
- Nam giới là dưới 45% – 52%.
- Nữ giới là dưới 37% – 48%.
- Chỉ số MCV, MCH, MCHC: 3 chỉ số này sẽ cho thấy đặc điểm bệnh thiếu máu và xác định được nguyên nhân thiếu máu:
- MCV là thể tích trung bình của tế bào hồng cầu duy trì ở mức 80 – 100fl: MCV tăng là thiếu máu ưu sắc do thiếu vitamin B12 hoặc axit folic. MCV giảm là thiếu máu nhược sắc do thiếu sắt.
- MCH là số lượng huyết sắc tố có trong 1 tế bào hồng cầu luôn ở ngưỡng 27 – 31pg: MCH tăng do thiếu máu ưu sắc. MCH giảm do thiếu máu thiếu sắt
- MCHC là nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong 1 đơn vị máu với giá trị bình thường là 32 – 36%. Chỉ số này có sự thay đổi giống MCH
- RDW (Độ phân bố hồng cầu) hay chỉ số hồng cầu lưới. Nồng độ hồng cầu lưới trong máu đánh giá hoạt động của tủy xương và là chỉ số để xác định nguyên nhân thiếu máu tại tủy hay ngoài tủy.
- Chỉ số hồng cầu lưới giảm: Có thể do tủy xương không sản xuất hồng cầu (do tổn thương tại tủy hoặc do thiếu hụt các yếu tố cần thiết để tạo máu).
- Chỉ số hồng cầu lưới tăng: Phải tìm các nguyên nhân ngoài tủy như tan máu hoặc mất máu mạn tính, tan máu bẩm sinh.
3.2.2. Các xét nghiệm tìm nguyên nhân
Để điều trị bệnh thiếu máu, các bác sĩ còn phải thực hiện một số xét nghiệm sau để xác định loại thiếu máu và tìm ra nguyên nhân gây bệnh:
- Nhóm xét nghiệm đánh giá tan máu, giúp xác định thành phần huyết sắc tố và sức bền hồng cầu:
- Xét nghiệm sinh hóa (hóa sinh thường quy)
- Kỹ thuật kháng globulin (test Coombs): Dùng để xác định nguyên nhân thiếu máu là do bệnh tan máu bẩm sinh, thiếu máu tan máu tự miễn hay thiếu máu do dị ứng thuốc.
- Xét nghiệm enzym: G6PD, pyruvate kinase…
- Nhóm xét nghiệm xác định nguyên nhân gây thiếu máu: Soi dạ dày, đại trực tràng
- Xét nghiệm đánh giá nồng độ các yếu tố tạo hồng cầu: Tình trạng dự trữ và vận chuyển sắt, axit folic,vitamin B12, erythropoietin.
- Kiểm tra nồng độ ferritin hoặc nồng độ sắt trong huyết thanh: Nếu nồng độ ferritin hoặc nồng độ sắt trong máu thấp cho thấy cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt.
- Kiểm tra nồng độ vitamin B12 và folate: Để tìm ra nguyên nhân thiếu máu do thiếu vitamin.
- Xét nghiệm điện di hemoglobin: Đánh giá thành phần và tỷ lệ các loại hemoglobin, giúp xác định dạng thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia hoặc các loại thiếu máu di truyền khác.
- Xét nghiệm tủy đồ, nghiên cứu mẫu tủy xương: Đánh giá tính trạng giảm sinh tủy, xem tủy xương có khỏe mạnh và làm tròn chức năng tạo máu không, xem các bệnh lý của tủy xương. Hàm lượng sắt trong tủy xương thấp là dấu hiệu cho thấy thiếu máu do thiếu sắt.
- Xét nghiệm đánh giá các biểu hiện hội chứng viêm trên xét nghiệm: Đo tốc độ máu lắng, định lượng CRP, fibrinogen…
- Xét nghiệm các biểu hiện bệnh lý tự miễn: Kháng thể kháng nhân, kháng thể kháng chuỗi kép DNA…
- Xét nghiệm phân: Nếu có máu lẫn trong phân, bác sĩ sẽ nội soi để xác định vị trí đường tiêu hóa bị tổn thương.
- Xét nghiệm tìm ký sinh trùng: sốt rét, giun móc…
Trường hợp nghi ngờ tình trạng thiếu máu có liên quan đến các loại bệnh khác như khối u, suy thận hoặc ngộ độc chì ở trẻ em, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán các bệnh căn nguyên này và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
4. Chế độ ăn dành cho người thiếu máu
4.1. Thực phẩm dành cho người thiếu máu

Thực phẩm cho người thiếu máu nên chứa các dưỡng chất như sắt, đạm, vitamin B12, axit folic, vitamin C… .
4.1.1. Thực phẩm giàu chất đạm
Thiếu máu nên ăn các thực phẩm giàu đạm vì chất đạm chứa các axit amino. Các axit amino này có tác dụng:
- Cấu tạo các mô tế bào mới.
- Tu bổ các mô bị hư hao.
- Góp phần tạo huyết cầu tố, kích thích tố, diêu tố.
- Trao đổi chất dinh dưỡng giữa tế bào và huyết quản.
Thực phẩm giàu chất đạm gồm có: Thịt, hải sản, trứng, sữa, đậu, vừng, lạc, ngũ cốc… .
4.1.2. Thực phẩm chứa sắt
Người thiếu máu nên bổ sung thực phẩm chứa sắt vì sắt là nguyên liệu để tổng hợp hemoglobin, tăng khả năng tái tạo hồng cầu, giúp vận chuyển oxy trong máu đến các mô trong cơ thể và bổ sung lượng máu còn thiếu.
Thực phẩm chứa sắt gồm có thịt đỏ, thịt gia cầm, gan, cá, đậu và các chế phẩm từ đậu, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây khô… .
4.1.3. Thực phẩm chứa vitamin B12
Vitamin B12 giúp tạo hồng huyết cầu và tủy xương, thúc đẩy quá trình sản xuất tế bào máu nên người thiếu máu cần bổ sung thực phẩm chứa vitamin B12.
Thực phẩm chứa vitamin B12 bao gồm thịt gia cầm, gan lợn, trứng sữa, cá ngừ, ngũ cốc, sữa đậu nành… .
4.1.4. Thực phẩm cung cấp axit folic
Sử dụng thực phẩm cung cấp axit folic sẽ giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào mới, trong đó có hồng cầu nên rất tốt cho người thiếu máu.
Thực phẩm cung cấp axit folic bao gồm nước trái cây, chuối, cam, rau ăn lá xanh đậm, bánh mì, ngũ cốc, củ dền, đậu gà, gan lợn… .
4.1.5. Thực phẩm chứa vitamin C
Người thiếu máu cần bổ sung thực phẩm chứa vitamin C vì nó giúp chuyển hóa axit folic thành axit folinic, kích thích sự hấp thu sắt ở ruột non, tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Thực phẩm chứa vitamin C bao gồm bưởi, cam, quýt, dưa hấu, dâu tây, mâm xôi, cherry… .
4.2. Người thiếu máu không nên ăn gì?
4.2.1. Thực phẩm, đồ uống có tannin

Là thực phẩm không dành cho người thiếu máu vì tanin kết hợp với sắt sẽ tạo ra chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu được sắt để tạo máu.
Các thực phẩm, đồ uống có tanin: Chuối, ổi non, trái non, cà phê, trà… .
4.2.2. Thức ăn nhiều canxi
Thức ăn nhiều canxi sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt nên người thiếu máu không nên sử dụng nhiều
Các thức ăn nhiều canxi: Rau cải ngọt, rau dền, cá trạch, vừng, mè, bột yến mạch, đậu phụ, hạnh nhân, đậu cô ve, sữa… .
4.2.3. Thực phẩm giàu axit oxalic
Người thiếu máu không nên sử dụng thực phẩm giàu axit oxalic vì có trường hợp axit oxalic kết hợp với sắt tạo thành muối oxalate kết tủa khó hấp thu.
Các thực phẩm giàu axit oxalic: Rau muối, chua me đất, khế, hồ tiêu, mùi tây, rau dền, sô cô la… .
4.2.4. Thực phẩm chứa gluten
Gluten khi kế hợp với sắt sẽ làm tổn thương thành ruột, ngăn cản việc hấp thu sắt. Vì thế, người bị thiếu máu không nên ăn thực phẩm chứa gluten.
Các thực phẩm chứa gluten: Bánh ngọt, bánh mỳ, mỳ ống, soup, hamburger, bánh mì thịt, thịt viên… .
4.3. Món ăn cho người thiếu máu
Một số món ăn giúp bổ máu:
- Món ăn từ bí ngô (bí đỏ): Sữa bí đỏ, bánh bí đỏ, flan bí đỏ, chè bí đỏ đậu xanh… Vì bí đỏ chứa sắt, các axit amin, kẽm, canxi, protein thực vật, carotene…nên món ăn từ bí đỏ rất tốt cho máu.
- Các loại đỗ: Đỗ xanh, đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen… Các loại đỗ này giàu sắt, giúp cơ thể cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Món ăn từ hải sản: Mực tươi rim nước mắm, sò điệp hấp lá dứa, lươn xào lăn, cua sốt chua ngọt… Vì hải sản chứa nhiều sắt và vitamin B12 giúp điều trị bệnh thiếu máu.
- Món ăn từ trứng: Trứng luộc, trứng ốp lết Nhật Bản,…
- Món ăn từ thịt bò: Bò nhúng dấm, thịt bò xào khoai tây, bò né hoa thiên lý… Vì thịt bò chứa hàm lượng sắt cao, 100g thịt nạc bò có khoảng 3,1mg sắt. Các món ăn từ thịt bò sẽ rất bổ máu.
- Món ăn thịt gà, vịt: Gà, vịt luộc, nướng, quay, rán… Trong thịt gà, vịt có chứa chất sắt nên món ăn từ gà, vịt tốt cho máu.
- Món ăn với các loại rau xanh: Rau luộc, hấp, xào, nướng, hầm,… Vì các loại rau xanh có màu đậm chứa nhiều vitamin A, K, C, nhất là chất sắt non tốt cho người bị bệnh thiếu máu.
5. Bài thuốc dành cho người thiếu máu
5.1. Bổ khí ích huyết
Nguyên liệu:
- Xuyên quy: 12g
- Hoàng kỳ: 20g
- Đẳng sâm: 12g
- Bạch truật: 12g
- Thục địa: 16g
- Chích cam thảo: 4g
- Đại táo: 6g
Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm đun sôi lên. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
5.2. Ôn bổ tỳ thận
Nguyên liệu:
- Đẳng sâm, bạch truật, cam thảo, hoàng kỳ, ba kích, liên nhục: 16g
- Phục linh, xuyên quy, bạch thược: 12g
- Cam thảo: 6g
- Xuyên khung, trần bì: 8g
- Cao ban long, hậu phác: 10g
- Hà thủ ô: 20g
Cách dùng: Lấy các vị thuốc trên cho vào ấm đun thuốc và đun sôi. Ngày uống 1 thang, chia 2 lần.
5.3. Tư dưỡng can thận
Nguyên liệu:
- Sơn thù, trạch tả: 8g
- Thục địa, xuyên quy, bạch thược, hà thủ ô, quy bản: 16g
- Hoài sơn, phục linh, hạ liên thảo, kỷ tử: 12g
- Đan bì: 8g
Cách dùng: Đun các nguyên liệu với nước đến khi sôi. Ngày dùng 1 thang, uống 2 lần.
6. Viên uống nhung hươu dành cho người thiếu máu

Viên uống nhung hươu Health Plus là sản phẩm của công CP TM Tamsoa được làm từ nhung hươu Hương Sơn, sâm, sữa ong chúa,… được chứng nhận an toàn đạt chuẩn CMP và ISO 22000.
Mỗi viên uống nhung hươu gồm có:
- Nhung hươu Pankal: 20mg.
- Bột gạc hươu Cigapan 75mg.
- Huyết hươu khô Gemolen: 5mg.
- Vitamin E: 5mg.
- Vitamin C: 20mg.
Công dụng:
- Hỗ trợ bổ huyết, bồi bổ cơ thể
- Tăng cường sức khỏe sinh lực, mạnh gân cốt
- Tăng cường sức đề kháng, hạn chế lão hóa cơ thể
Đối tượng sử dụng:
- Người già.
- Người bị suy nhược cơ thể, gầy yếu, kém ăn, thiếu máu, hay hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
- Người sau phẫu thuật, mới ốm dậy.
- Phụ nữ sau sinh.
- Người cần tăng cường sinh lực, tăng cường sức khỏe, lao động nặng.
- Người sức có sức đề kháng kém.
Hướng dẫn cách dùng:
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Uống sau khi ăn 1 giờ với nước sôi để nguội.
- Uống liên tục một tháng, nghỉ 2 – 3 tháng sau đó dừng lại. Để đạt kết quả tốt nhất 1 năm có thể dùng 3 liệu trình.
Mức giá: 850.000đ/hộp/60 viên.
Cách thức liên hệ mua hàng:
- Gọi hotline: 0933 583 666.
- Hoặc truy cập vào link: https://tamsoa.com/vien-nhung-huou-heath-plus/ để mua hàng.
7. Lối sống lành mạnh dành cho người thiếu máu

Ăn uống hợp vệ sinh và khoa học:
- Ăn uống đủ bữa, đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Uống đủ nước mỗi ngày (2l/ngày)
- Giữ vệ sinh ăn uống sạch sẽ
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích
Chế độ sinh hoạt làm việc cân đối kết hợp rèn luyện nâng cao sức khỏe:
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
- Tránh những suy nghĩ tiêu cực
- Không thức khuya
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình: Xem có đều đặn không, chất lượng máu có tốt không.
Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho người thiếu máu. Dù bạn chưa mắc phải thì vẫn cứ lưu lại nhé! Biết đâu có lúc bạn cần dùng hoặc đem ra tư vấn cho người thân.
Hãy theo dõi Tamsoa thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!