Thảo dược bồi bổ cơ thể cho bạn và người thân TỐT NHẤT

Thảo dược bồi bổ cơ thể là một nhóm nhỏ trong phân nhóm dược liệu của y học cổ truyền. Hãy cùng Tamsoa khám phá công dụng của 17 loại thảo dược có tác dụng bồi bổ cơ thể và xem chúng được sử dụng trong những bài thuốc như thế nào nhé!

Các nội dung chính

1. Sơ lược về các thảo dược bồi bổ cơ thể

Thảo dược bồi bổ cơ thể
Thảo dược bồi bổ cơ thể

Trong y học cổ truyền, các loại thảo dược thường được phân loại và sắp xếp thành một hệ thống theo những quy luật chung như:

  • Phân loại dựa theo học thuyết Âm, dương, Ngũ hành, Bát pháp.
  • Phân loại theo dược lý đông dương.
  • Phân loại theo đặc điểm thực vật, dược liệu.
  • Phân loại theo dược lý trị liệu kết hợp Đông và Tây y.

Theo Đông y, có rất nhiều loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Các loại thảo dược bồi bổ cơ thể được phân loại theo bát pháp – 8 phương pháp điều trị:

  • Thuốc hàn
  • Thuốc thanh
  • Thuốc ôn
  • Thuốc tiêu
  • Thuốc hạ
  • Thuốc thổ
  • Thuốc hòa
  • Thuốc bổ

Chúng thuộc nhóm thuốc bổ và được phân thành bốn nhóm nhỏ:

  • Thảo dược bổ âm
  • Thảo dược bổ dương
  • Thảo dược bổ huyết
  • Thảo dược bổ khí

Bốn nhóm thảo dược bồi bổ cơ thể trên được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh,những bài thuốc bồi bổ cơ thể.Với mục đích giúp phục hồi và tăng chính khí khi cơ thể bị suy nhược, âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư.

2. Thảo dược bổ âm

Sử dụng thảo dược bổ âm để trị các chứng âm hư dương thắng bao gồm chứng thực và nhiệt, nguyên nhân do tân dịch và huyết không đủ, âm hư sinh nội nhiệt. Các thảo dược bổ âm có đặc điểm: có tính hàn, lương, vị chua, đắng, mặn.

Kiêng kị: Không sử dụng với những người bệnh hàn, chân hàn giả nhiệt.

2.1. Hoài sơn

Hoài sơn còn được biết đến với tên sơn dược, củ mài, thự dự. Tên khoa học là Rhizoma Dioscoreae.

2.1.1. Đặc điểm

  • Là dây leo quấn, thân nhẵn, hơi góc cạnh, màu đỏ hồng. Bên nách lá thường mang củ nhỏ, lá mọc sole hình tim, nhẵn, chóp nhọn.
  • Cụm hoa đơn tính gồm hoa đực và hoa cái, quả nang có ba cánh, hạt có cánh mào. Rễ củ ăn sâu vào đất, thịt mềm trắng, vỏ ngoài màu xám.
  • Thời điểm thu hoạch tốt nhất vào mùa thu đông và đầu xuân, từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4.

2.1.2. Phân bố

Hoài sơn phân bố nhiều ở các nước Châu Á.

Ở Việt Nam hoài sơn mọc hoang ở các vùng rừng núi Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình … .

2.1.3. Thành phần

  • Hoạt chất hữu cơ: Muxin, allantoin, acid amin, acginin, cholin …
  • Enzyme mantaza
  • Chất bột 63,25%
  • Chất béo 0,45%
  • Protit 6,775%

2.1.4. Công dụng

Hoài sơn vị ngọt, tính ôn quy kinh Thái âm tỳ, Thái âm phế, Thiếu âm thận. Có tác dụng bổ âm, bổ tỳ vị, bổ phế, bổ thận.

2.1.5. Ứng dụng lâm sàng

Dùng để chữa một số bệnh: Tỳ vị kém, thấp nặng do tỳ kém, thấp nặng chuyển thành nhiệt, đái tháo đường, mộng tinh, hay đi tiểu do thận suy, ho mạn tính do phế suy.

2.2. Thạch hộc

Thạch hộc – một loại thảo dược quý, một loại hoa đẹp
Thạch hộc – một loại thảo dược quý, một loại hoa đẹp

Thạch hộc còn được gọi là Kẹp thảo, lan phi điệp, huỳnh thảo….

2.2.1. Đặc điểm

Là cây thảo phụ sinh mọc bám trên thân cây to hoặc vách đá ẩm. Thân dẹt, chia đốt có nhiều rành, lá ngắn có bẹ, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá đã rụng màu hồng, trắng pha hồng, quả hình thoi.

Thân và cành sử dụng làm thuốc thu hoạch vào giữa mùa hè.

2.2.2. Phân bố

Thạch hộc có ở Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Malaysia. Ở Việt Nam, thạch hộc hay gặp ở Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Lâm Đồng.

2.2.3. Thành phần

  • Herba Dendrobii – dendrobine
  • Dendranine
  • Nobilonine
  • Dendrine
  • 6-hydroxy-dendroxine

2.2.4. Công dụng

Thạch hộc vị ngọt tính hàn quy kinh phế và thận. Công dụng bổ âm, thanh nhiệt, tăng sinh dịch cơ thể, bổ vị.

2.2.5. Ứng dụng lâm sàng

  • Chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt.
  • Nhức đầu, ù tai, mất ngủ.
  • Chữa lao lực, ho lâu ngày
  • Sốt nóng
  • Di tinh mộng tinh
  • Viêm bàng quang mạn tính.
  • Nóng trong
  • Thổ huyết
  • Thanh nhiệt giảm háo khát.

Chú ý: Không dùng thạch hộc trong trường hợp thấp thịnh hư hàn

2.3. Một số bài thuốc bổ âm

2.3.1. Lục vị địa hoàng hoàn

Dược vị:

  • Thục địa 20 – 32g
  • Sơn thù 10 – 16g
  • Trạch tả 8 – 12g
  • Hoài sơn 10 – 16g
  • Phục linh 8 – 12g
  • Đơn bì 8 – 12g

Bào chế: Tán mịn luyện mật làm hoàn. Uống 8 – 12g/ ngày, uống 2 – 3 lần/ ngày với nước muối nhạt

Công dụng: Tư bổ can thận chuyên trị các chứng can thận âm hư, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, sức khỏe yếu, liệt dương di tinh, mắt mờ, đau lưng, mỏi gối

Chú ý: Không dùng chung với lê lô

2.3.2. Bài thuốc trị chứng hư lao gầy mòn

Dược liệu:

  • Thạch hộc 6g
  • Mạch môn 4g
  • Ngũ vị tử 4g
  • Đẳng sâm 4g
  • Chích cam thảo 4g
  • Câu kỷ tử 4g
  • Ngưu tất 4g
  • Đỗ trọng 4g
  • Nước 300ml

Bào chế: Đem rửa sạch và sắc với 300ml còn 200ml, chia uống 3 lần/ ngày.

Công dụng: Dưỡng khí bổ huyết, ích thận cường dương, bồi bổ cơ thể, rất tốt cho người gầy yếu, suy giảm chức năng thận.

3. Thảo dược bổ dương

Nhóm thứ 2 trong các thảo dược bồi bổ cơ thể là thảo dược bổ dương.

Thảo dược bổ dương dùng để điều trị các chứng bệnh dương hư âm thịnh bao gồm: Chứng hư và hàn. Nguyên nhân do dương khí không thoát được ra ngoài, dương hư sinh ngoại hàn.

Thảo dược bổ dương có đặc điểm: Có tính ôn, nhiệt, vị cay, ngọt, nhạt.

Kiêng kị: Không dùng với bệnh thể nhiệt, chân nhiệt giả hàn.

3.1. Nhục thung dung

Nhục thung dung – thảo dược bồi bổ cơ thể quý hiếm
Nhục thung dung – thảo dược bồi bổ cơ thể quý hiếm

Tên thường gọi: Nhục thung dung, thung dung, đại vân, tung dung …

Tên dược: Herba Cistanches

3.1.1. Đặc điểm

  • Cây ra hoa dày đặc vào tháng 5, 6 màu vàng nhạt, hình chuông, kết quả nhỏ màu xám vào tháng 6,7.
  • Phần thân rễ phát triển thành củ to, mềm, nhiều dầu bên ngoài có vảy mịn màu đen được dùng làm thuốc.
  • Thời điểm thu hái tốt nhất vào mùa xuân

3.1.2. Phân bố

Thiểm Tây, Tân Cương, Cam Túc, Nội Mông Trung Quốc. Chưa tìm thấy nhục thung dung ở Việt Nam

3.1.3. Thành phần

Boschanaloside, orbanin, 8-epologahic acid, betaine, acid amin, acid hữu cơ, alkaloid có hàm lượng thấp.

3.1.4. Công dụng

Nhục thung dung vị ngọt, mặn, tính ấm quy kinh thận và đại tràng có tác dụng bổ thận, kiện dương, nhuận tràng, ích tinh, ích huyết.

3.1.5. Ứng dụng lâm sàng

Trị chứng liệt dương, phụ nữ vô sinh, lưng gối lạnh đau, suy nhược thần kinh, táo bón, rối loạn cương dương, yếu sinh lý

3.2. Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy tại Việt Nam
Đông trùng hạ thảo được nuôi cấy tại Việt Nam

3.2.1. Đặc điểm

  • Đông trùng hạ thảo dạng cộng sinh giữa một loại nấm túi và ấu trùng của một loại côn trùng thuốc cho Hepialus.
  • Vào mùa đông, nấm ký sinh lên ấu trùng sâu non, ăn hết dinh dưỡng của chúng và làm chất ấu trùng, đến hè nấm sẽ phát triển, đầu nấm là một thể stroma hình trụ thuôn dài.

3.2.2. Phân bố

Tại một số vùng cao nguyên cao, cách mặt nước biển 3500 – 5000m như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc, Vân Nam. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã bắt đầu nuôi trồng đông trùng hạ thảo.

3.2.3. Thành phần

  • 17 loại acid amin khác nhau
  • Nguyên tố vi lượng: Nhôm, silic, kali, natri…
  • Vitamin: A, C, E, nhóm B, K…
  • Hợp chất hữu cơ: acid cordiceptic, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine, HEAA…

3.2.4. Công dụng

Vị ngọt, tính bình quy kinh can, thận. Đông trùng hạ thảo có tác dụng bổ tinh khí, bổ can thận, chỉ huyết, hóa đàm, dùng trị chứng di tinh, hoạt tinh, liệt dương, cường dương, yếu sinh lý.

Ngoài ra đông trùng hạ thảo còn giúp bảo vệ thận, bổ thận, chống lại suy thoái ở thận, hạ huyết áp, bổ máu, phòng chống thiếu máu, tăng cường lưu thông máu, ….

3.3. Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc có các tên gọi cương tiền, tiên linh tỷ…

3.3.1. Đặc điểm

Là một loại cây thảo, cao 50 – 80cm, hoa màu trắng, là loại cây dê thường ăn lá. Cây có nhiều loại khác nhau: Dâm dương hoắc lá to, lá hình tim và lá mác. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và rễ thường thu hoặc vàng mùa hè hoặc thu.

3.3.2. Phân bố

Dâm dương hoắc được phân bố ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở Trung Quốc. Ở Việt Nam thường thấy ở vùng Tây bắc, Hòa Bình, Sapa

3.3.4. Thành phần

Steroid, tanin, acid palmitic, acid linoleic, acid oleic, vitamin A, B, C, triacontane

3.3.5.Công dụng

Cây có vị cay ngọt, quy kinh can, thận tính bình có tác dụng bổ thận tráng dương, khử phong trừ thấp, lợi tiểu tiện, ích khí lực, kiện gân cốt

3.3.6. Ứng dụng lâm sàng

Trị các chứng bệnh phong đau nhức, đi lại khó khăn, bệnh về mắt như thanh manh, quáng gà, đầy bụng, ăn không tiêu, liệt dương, tiểu nhiều lần, thận dương hư, di tinh, phụ nữ vô sinh, ….

3.4. Sâm cau

Sâm cau còn có tên gọi khác là ngải cau, tiên mao

3.4.1. Đặc điểm

Cây thảo sống lâu năm cao trên 30cm, lá mũi mác, xếp nếp như lá cau, phiến thon hẹp, dài, thân rễ hình trụ, củ to bằng ngón tay út, hoa màu vàng xếp thành cụm, quả nang thuôn dài chứa 1 – 4 hạt. Bộ phần dùng làm thuốc là phần thân rễ, thu hái quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất là mùa thu.

3.4.2. Phân bố

Có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin, và Đông dương. Ở Việt Nam có nhiều ở các tỉnh vùng núi phía Bắc hoặc ở Lâm Đồng

3.4.3. Thành phần

Chứa nhiều steroid thiên nhiên có dạng testosteron, tinh bột, các chất nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol, các hợp chất flavonoid, cycloartan, cycloartan glycosid, curculigosaponin A, B, C, D….

3.4.4. Công dụng

Vị cay mặn, tính ấm quy kinh can, thận có tác dụng bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ trừ tê, tráng gân cốt, điều hòa tiêu hóa

3.4.5. Ứng dụng lâm sàng

Chữa chứng liệt dương, nam giới tinh lạnh, nữ giới tử cung lạnh, phong tê thấp, đau nhức toàn thân, thần kinh suy nhược, chữa hen, tiêu chảy, sốt xuất huyết … .

3.5. Một số bài thuốc bổ dương

3.5.1. Rượu thuốc bổ thận tráng dương

Dược vị:

  • Dâm dương hoắc 1kg
  • Sâm cau 500g
  • Ba kích tím tươi 500g
  • Nấm ngọc cẩu khô 300g
  • Rượu trắng ngon 50 độ: 10 lít

Bào chế: Ngâm rượu, sử dụng sau 3 tháng

Công dụng: Bổ thận tráng dương, trị các chứng yếu sinh lý, rối loạn cương dương, tinh lạnh, tăng cường testosterone, tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ…

3.5.2. Bài thuốc tăng cường sinh lý, hiếm muộn nam giới

Dược vị:

  • Nhục thung dung 200g
  • Thục địa 100g
  • Huỳnh tinh 100g
  • Kỷ tử 50g
  • Sinh địa 50g
  • Dâm dương hoắc 50g
  • Hắc táo nhân 40g
  • Quy đầu 50g
  • Xuyên khung 30g
  • Cam cúc hoa 30g
  • Cốt toái bổ 40g
  • Xuyên ngưu tất 40g
  • Xuyên tục đoạn 40g
  • Nhân sân 40g
  • Hoàng kỳ 50g
  • Phòng đẳng sâm 50g
  • Đỗ trọng 59g
  • Đơn sâm 40g
  • Trần bì 20g
  • Đại táo 30 quả
  • Lộc giác giao 40g
  • Nhung hươu 20g
  • Rượu trắng ngon 50 độ: 5 lít

Bào chế: Ngâm rượu, uống sau 3 – 4 tháng ngâm

Công dụng: Bổ thận sinh tinh, chữa các chứng rối loạn cương dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương, hiếm muộn, vô sinh…ở nam giới.

4. Thảo dược bổ khí

Tiếp đến trong các thảo dược bồi bổ cơ thể phải kể đến thảo dược bổ khí.

Thảo dược bổ khí chuyên trị những chứng bệnh do khí hư, được sử dụng trong các bài thuốc bổ khí, hoặc phối hợp trong các bài thuốc bổ huyết, bổ âm, bổ dương. Một số loại thảo dược bổ khí quen thuộc như:

4.1. Bạch truật

Thảo dược bạch truật
Thảo dược bạch truật

Bạch truật còn có các tên gọi khác như dương phu, sơn khương, ư truật, dã ư truật…

4.1.1. Đặc điểm

Cây thảo sống lâu năm, thân rễ to mọc dưới đất.

  • Cây thân thẳng cao 30 – 80cm, đơn độc hoặc phân nhánh ở trên.
  • Phần dưới thân gỗ hóa, lá mọc cách, dai, lá phần thân dưới cuống dài, thân trên cuống ngắn, gốc lá rộng ôm lấy thân, hoa nhiều.
  • Phần thân rễ rắn chắc, ruột màu trắng, nhiều dầu, có mùi thơm nhẹ được sử dụng làm thuốc.

Thời điểm thu hái tốt nhất từ tiết sương giáng đến lập đông tầm cuối tháng 10 đến đấu tháng 11.

Bạch truật là phần thân rễ để nguyên, phơi khô, bỏ rễ con. Nếu xắt mỏng phơi khô gọi là đông truật.

4.1.2. Phân bố

Bạch truật phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, gồm các vùng: Đông Dương, Xương Hóa, Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên.

Ngày nay, bạch truật đã được di thực truyền vào Việt Nam

4.1.3. Thành phần 

Tinh dầu 1,4%, thành phần tinh dầu có  Atractylon, atractylola, Eudesmol, vitamin A, acid Palmitic, Selian, hinesol…

4.1.4. Công dụng

Vị ngọt đắng, cay, không độc tính ấm quy kinh tỳ, vị có công dụng bổ tỳ ích vị, kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, chỉ hãn, an thai, hòa trung.

4.1.5. Ứng dụng lâm sàng

Trị các bệnh không muốn ăn uống, chán ăn, đầy bụng khó tiêu, hư lao, tiêu chảy, chóng mặt, ra mồ hôi không có nguyên nhân, động thai, bồn chồn lo lắng, tay chân phù thũng … .

4.2. Cam thảo

Cam thảo còn các tên gọi khác như: Cam thảo bắc, sinh cam thảo, mật cam … .

4.2.1. Đặc điểm

Là cây lâu năm, thân cao tới 1,5m, toàn thân cây có lông nhỏ, lá kép lông chim lẻ, hình trứng đầu nhọn, hoa tím nhạt hình cánh bướm nở vào mùa hạ và thu, quả cong màu nâu đen có nhiều lông, có từ 2 – 8 hạt, hạt nhỏ dẹt mặt bóng màu xám nâu hoặc xanh đen. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ, rễ phơi sấy khô, thời điểm thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 8, tốt nhất là vào màu thu đông. Cần phân biệt cam thảo bắc với cam thảo dây và cam thảo nam.

4.2.2. Phân bố

Cam thảo được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc: Cam Túc, Thiểm Tây, Sơn Tây, Cát Lâm, Hắc Long Giang…cam thảo được di thực trồng ở miền Bắc Việt Nam

4.2.3. Thành phần

Glycyrrhetinic acid, glycyrrhizin, uralenic acid, liquiritigenin, isoliquitigrenin, liquiritin, glucoronic acid, uralsaponin…

4.2.4. Công dụng

Vị ngọt, không độc, tính bình quy kinh tâm, can, thận tác dụng kiện cân cốt, ôn trung, hạ khí, chỉ khát, thông kinh mạch, lợi khí huyết, ích tinh dưỡng khí, thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế

4.2.5. Ứng dụng lâm sàng

Trị các chứng viêm nhiễm ung nhọt sưng tấy, lở mồm, bệnh addison, lao phổi, loét dạ dày, viêm gan, rối loạn nhịp tim, ngộ độc thức ăn, viêm họng mạn,

4.3. Hoàng kỳ

Hoàng kỳ còn có các tên gọi là: Nham hoàng kỳ, đái thâm, thục chí … .

4.3.1. Đặc điểm

  • Cây thảo sống lâu năm, thân mọc thẳng đứng cao 60 – 70 cm, phân nhiều cành.
  • Rễ hình trụ đâm sâu, đường kính 1 – 2 cm, dai và khó bẻ.
  • Lá kép lông chim lẻ hình trứng dài, đầu  lá nhọn hoặc tròn, hoa tự dài hơn lá, quả loại đậu hình bán nguyệt bẹt.
  • Bộ phận dùng làm thuốc là rễ phơi sấy khô, thu hoặc sau 3 năm trồng, tốt nhất là 6 – 7 năm.

4.3.2. Phân bố

Ở các tỉnh Diên An, Du Lâm, Đông Bắc, Hoa Bắc, Tây Bắc, Tứ Xuyên – Trung Quốc. Cây chưa di thực sang Việt Nam

4.3.3. Thành phần

Saccaroza, acid amin, protid, cholin, betatain, acid folic, vitamin P, selen, sắt, canxi, phospho, magie, amylase, palmatic acid, linoleic acid, coriolic acid…

4.3.4. Công dụng

Vị ngọt tính bình quy kinh phế, tỳ có công dụng bổ trung ích khí, bổ khí huyết, bổ tỳ vị nếu dùng chín. Ích vệ, cố biểu, lợi thủy, tiêu thũng, thác độc, sinh cơ nếu dùng sống

4.3.5. Ứng dụng lâm sàng

Trị chứng hư lao, mồ hôi tự ra, trị phế ung, thổ ra huyết, người già tức mệt, bứt rứt, trị mụn nhọt lâu ngày không vỡ, vết thương lâu lành, bí tiểu, bổ khí huyết an hòa lục phủ ngũ tạng….

4.4. Nhân sâm

Nhận sâm với các tên gọi khác là viên sâm, dã nhân sâm.

4.4.1. Đặc điểm

Là loại cây lâu năm cao khoảng 60cm, rễ củ, lá mọc vòng, cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt.

Nhân sâm ra hoa năm thứ 3 vào mùa hạ, hoa màu xanh nhạt mọc thành cụm, quả mọng hơi dẹt, hạt bằng hạt đậu xanh được dùng làm hạt giống từ năm thứ 4.

4.4.2. Phân bố

Sâm Ngọc Linh của Việt Nam
Sâm Ngọc Linh của Việt Nam

Nhân sâm phân bố nhiều nhất ở Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc, Hồng Kông, Bắc Mỹ.

Ở Việt Nam nổi tiếng với sâm Ngọc Linh được tìm thấy trên núi Ngọc Linh – Kon Tum. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ có mùi thơm đặc trưng. Thời điểm thu hoạch tốt nhất vào mùa thu, tháng 9, 10 và ở năm thứ 6.

4.4.3. Thành phần

Có rất nhiều dưỡng chất bổ dưỡng như: panaxatriol, panaxadiol, panaquilon, gensenin, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine…

4.4.4. Công dụng

Vị ngọt, hơi đắng, không độc, tính hàn quy kinh phế, tỳ có tác dụng đại bổ ích nguyên khí “bổ tạng, an tinh thần, định hồn phách, khai tâm ích trí”, điều trung, chỉ tiêu khát, tiêu thực, thông huyết mạch, trị âm dương bất túc, phế khí hư nhược….

4.4.5. Ứng dụng lâm sàng

Dùng nhân sâm trong các trường hợp bệnh nguy kịch, khí thoát, chân tay lạnh, tự ra mồ hôi, mạch trầm, chảy máu nhiều, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, các bệnh về đường hô hấp, thiếu máu, trị tiểu đường, ….

4.5. Linh chi

Linh chi có các tên gọi như sau: Nấm linh chi, nấm trường thọ, nấm thần linh…

4.5.1. Đặc điểm

Là một cây thuốc quý, có nhiều hình dạng khác biệt, hình nấm, mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thể có hình trái thận hoặc giống hình sừng hươu. Nấm linh chi có 6 loại: linh chi đỏ, linh chi xanh, linh chi vàng, linh chi trắng, linh chi đen, và linh chi tím. Trong đó, linh chi đỏ là loại giá trị nhất

4.5.2. Phân bố

Phân bố nhiều và có giá trị nhất là nấm linh chi Hàn Quốc, sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc. Ở Việt Nam, một số vùng cũng đã trồng được nấm linh chi có chất lượng ngang với linh chi Hàn Quốc.

4.5.3. Thành phần

Chứa nhiều loại Polysaccharides, chất chống oxy hóa có nồng độ cao, các loại vitamin B, C, E, khoáng chất (canxi, sắt, kẽm, magie, đồng…), các acid amin, acid béo, protein, glycoprotein, enzyme, chất xơ, một số loại kháng sinh tự nhiên,…..

4.5.4. Công dụng

Vị đắng tính hàn quy kinh thâm, phế, can, thận có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ khí, trị phế hư, có tác dụng lên hệ tuần hoàn giúp ổn định huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, tăng cường lưu thông máu, trị suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể toàn diện, …

4.5.5. Ứng dụng lâm sàng

Trị chứng mất ngủ hay quên, trị phế hư hen suyễn, viêm gan.

4.6. Một số bài thuốc bổ khí

4.6.1. Bài thuốc bổ khí thăng dương

Dược vị:

  • Hoàng kỳ 9g
  • Chích thảo 5g
  • Nhân sâm 5g
  • Thương truật 5g
  • Thăng ma 3g
  • Sài hồ 3g
  • Quất bì 2g
  • Hoàng bá 2g

Bào chế: Đem sắc uống

Công dụng: Ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa. Chữa nguyên khí bất túc làm cơ thể mệt mỏi, kém ăn, chân tay tê mỏi, vô lực, hoa mắt, mờ mắt, ù tai, đau đầu, không muốn ăn uống, mạch trầm, vô lực.

4.6.2. Bài thuốc ích khí sinh huyết

Dược vị:

  • Nhân sâm 8g
  • Bạch thước 8g
  • Nhục quế 8g
  • Bạch linh 8g
  • Bạch truật 10g
  • Chích cam thảo 5g
  • Xuyên khung 5g
  • Xuyên quy 10g
  • Thục địa 15g
  • Hoàng kỳ 15g
  • Gừng 3 lát
  • Đại táo 2 – 3 quả

Bào chế:

  • Có thể nghiền mịn, luyện mật làm hoàn, uống mỗi ngày 10g.
  • Hoặc đem sắc lấy nước uống, ngày 2 – 3 lần, uống khi còn nóng

Công dụng: Ích khí, sinh huyết, ôn bổ khí huyết chuyên trị khí huyết bất túc, hư lao, ho, ăn ngủ kém, mặt xanh trắng, tứ chi lạnh, di tinh…

5. Thảo dược bổ huyết

Nhóm cuối cùng trong các thảo dược bồi bổ cơ thể là thảo dược bổ huyết.

Thảo dược bổ huyết là nhóm gồm những loại thảo dược có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến huyết hư, được dùng trong những bài thuốc bổ huyết.

5.1. Hà thủ ô

Hà thủ ô có hai loại: hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng. Nhưng khi nhắc đến hà thủ ô, người ta sẽ nghĩ ngay đến hà thủ ô đỏ nhiều hơn.

5.1.1. Đặc điểm

Dạng cây thảo lâu năm, leo bằng thân quấn, thân dài từ 5 – 7m, mọc xoắn vào nhau, thân màu xanh tía, không lông, rễ phình thành củ, ngoài vỏ nâu, ruột đỏ, lá mọc sole, cuống dài, gốc lá hình tim, chóp nhọn, mép lá nguyên, quả bế màu đen ba cạnh. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ

5.1.2. Phân bố

Có nguồn gốc từ Châu Á, được trồng nhiều ở Hà Nam, Hồ Bắc, Quý Châu, Tứ Xuyên, Giang Tô, Quảng Tây – Trung Quốc. Tại Việt Nam có thể tìm thấy ở Sơn La, lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lạng Sơn…

5.1.3. Thành phần

Chứa protid 1,1%, tinh bột 42,2%, chất vô cơ 4,5%, các chất tan trong nước 24,6%, các anthraglycosid chiếm 1,7%, tanin 7,68%, anthraquinon tự do 0,259%, anthraquinon toàn phần 0,805%.

Lưu ý, hàm lượng các chất của hà thủ ô sau chế biến sẽ bị biến đổi đáng kể.

5.1.4. Công dụng

Hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, tính ấm quy kinh can và thận có tác dụng bổ khí huyết mạnh gân cốt, bổ can thận, trị can thận bất túc, nhuận tràng, giải độc.

5.1.5. Ứng dụng lâm sàng

Chuyên chữa các chứng huyết hư máu nóng, tóc bạc, tóc rụng sớm, đái ra máu, tiểu buốt, điều kinh bổ huyết, huyết áp cao, các vết lở loét, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, nhuận tràng, bảo vệ tim mạch, …

5.1.6. Chú ý

Cần phân biệt với hà thủ ô trắng là một cây thuốc Nam được trồng ở Việt Nam cũng có tác dụng bổ ích tinh huyết, giải độc, triệt ngược, nhuận tràng, thông tiện, tư âm cường tráng nhưng cách sử dụng trong những bài thuốc khác nhau.

5.2. Đương quy

Các tên gọi khác của đương quy còn có: Vân quy, tần quy…

5.2.1. Đặc điểm

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ, thu hoạch vào cuối thu.

5.2.2. Phân bố

Ở những vùng núi cao trên 2000m, khí hậu ẩm mát, có nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam được trồng nhiều ở vùng núi Tây Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, hoặc ở Lâm Đồng.

5.2.3. Thành phần

Chứa nhiều tinh dầu (chiếm 0,02%), vitamin B12, B1 caroten, glucose, sucrose, beta-sitosterol, dihydrophthalic, một số khoáng chất như magie, sắt, kali…

5.2.4. Công dụng

Vị ngon cay, tính ấm quy kinh can, tâm, tỳ có tác dụng bổ huyết, nhuận tràng, kinh nguyệt không đều, tê nhức xương khớp.

5.2.5. Ứng dụng lâm sàng

Chữa các bệnh thiếu máu, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau bụng kinh, trị các chứng xuất huyết, đau do ứ máu, chảy máu tử cung, suy nhược cơ thể do khí huyết kém, tiêu  hóa kém, ăn uống kém, mất ngủ, bệnh xương khớp…

Chú ý: Không sử dụng dương quy cho người rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc chống đông, phụ nữ có thai.

Trên đây là 17 loại thảo dược bồi bổ cơ thể mang lại nhiều công dụng chữa bệnh và lợi ích với sức khỏe. Bạn hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông Y để có được bài thuốc phù hợp nhất với từng thể trạng.

Hãy theo dõi Tamsoa thường xuyên để cập nhật những tin tức hữu ích nhất các bạn nhé!

Sản phẩm của TAMSOA

Back to Top

NHẬN NGAY ƯU ĐÃI MỚI NHẤT!

Ưu đãi của Tamsoa dành riêng cho những khách hàng để lại số điện thoại tại đây!