Hiện nay, dưới tác động của môi trường, thực phẩm bẩn,… điều này khiến các độc tố tích tụ ở gan quá nhiều, gan phải làm việc liên tục dẫn đến quá tải. Tình trạng này kéo dài khiến chất độc ứ đọng tại gan và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để giải độc cho gan cần phải tăng cường chức năng chuyển hóa và đẩy chất độc ra ngoài. Vậy ngoài việc dùng thuốc, có cách giải độc gan đơn giản nào tại nhà không?. Hãy cùng Tamsoa tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Các nội dung chính
1. Gan có vai trò gì đối với cơ thể?
Gan có nhiều vai trò chức năng quan trọng trong việc duy trì sức khỏe như chuyển hóa, dự trữ, nội tiết, ngoại tiết,… Cụ thể:
- Dự trữ máu: Gan giúp lọc máu sau đó khoảng 1 lít máu máu sẽ được gan co lại đẩy vào hệ tuần hoàn khi cơ thể cần.
- Dự trữ glucose (dưới dạng glycogen), các vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, folate, sắt và đồng cho cơ thể.
- Tạo mật: Gan sản xuất ra dịch mật và dự trữ ở túi mật. Khi cần thiết sẽ tiết mật vào ruột non để tiêu hóa thức ăn. Chất dinh dưỡng từ thức ăn sẽ được đưa tới gan để chế biến rồi mới vào máu để nuôi dưỡng cơ thể.
- Giải độc: Các chất độc dư thừa của thực phẩm, tân dược sau khi qua gan được chuyển hóa thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
- Chuyển hóa: Chất dinh dưỡng thiết yếu như bột, đạm, béo được chuyển hóa qua gan để tạo năng lượng cho hoạt động sống và nuôi dưỡng cơ thể.
- Điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể: Cứ mỗi 2 phút toàn bộ máu trong cơ thể lại qua gan một lần để được gan làm sạch.
- Tổng hợp: các yếu tố đông máu, hormone angiotensinogen, albumin…
2. Khi nào gan cần thải độc?
Dưới tác động của ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại hoặc lạm dụng tân dược khiến gan quá tải hiện nay. Lúc này các chất độc hại không chuyển hóa hết mà tích tụ ở gan khiến gan bị nhiễm độc.
Có 2 loại nhiễm độc gan phổ biếnthường gặp là:
- Nhiễm độc gan cấp tính: Cần đưa người bệnh đi cấp cứu và chữa trị kịp thời nếu không sẽ có thể gây tử vong.
- Nhiễm độc gan mạn tính: Các chất độc tích tụ tại gan, làm tổn hại gan từ từ. Khi chức năng gan suy giảm có thể gây nhiều bệnh lý như viêm gan, xơ gan… Bên cạnh việc dùng thuốc cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để giải độc cho gan.
Khi gan cần thải độc sẽ có một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, thường xuyên đau bụng, buồn nôn, nôn, phân bạc…
- Mẩn ngứa, mề đay: Chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến việc thải độc tố, các chất độc có thể tích tụ gây kích ứng da viêm ngứa…
- Đau tức hạ sườn phải: Đây là vị trí của gan khi bị đau tại vị trí này có thể là dấu hiệu của tình trạng gan bị tổn thương
- Vàng da, vàng mắt: Chức năng thải độc bị suy giảm khiến sắc tố bilirubin bị tích tụ trong máu và niêm mạc gây vàng da vàng mắt.
- Hơi thở có mùi hôi: Dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu gan bị nhiễm độc lưu huỳnh nặng. Khi chức năng gan suy giảm, không thể phân giải các hoạt chất chứa lưu huỳnh nên sẽ ứ đọng và gây hôi miệng.

3.Top 5 cách giải độc gan đơn giản, hiệu quả tại nhà
Để giải độc cho gan tốt hơn cần phải thực hiện các giải pháp giúp tăng cường chức năng gan. Sau đây là 7 giải pháp cụ thể người bệnh có thể tham khảo.
3.1.Cách giải độc gan bằng chế độ ăn uống khoa học
Để phòng ngừa cũng như giải độc cho gan cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học đầy đủ các nhóm dưỡng chất như:
- Chất bột đường: ngũ cốc nguyên hạt…
- Chất đạm: các loại thịt nạc, sữa, cá …
- Chất béo lành mạnh hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
- Trái cây giàu chất xơ và vitamin, khoáng chất: Như chanh, bưởi, táo, bơ, việt quất …
Đặc biệt cần uống đủ nước mỗi ngày giúp gan hoạt động tốt hơn. Đồng thời hạn chế các thực phẩm hại gan, ảnh hưởng đến chức năng gan như:
- Hạn chế thực phẩm nhiều muối, đường
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ hộp
3.2.Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cũng cần áp dụng chế độ tập luyện thường xuyên. Tập luyện thường xuyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, đốt cháy calo, giảm mỡ thừa. Từ đó cũng giúp gan hoạt động và thải độc tốt hơn.
- Có thể tập luyện một số môn thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe … với tần suất đều đặn, 5 ngày mỗi tuần, mỗi ngày 30 phút.
- Hạn chế thức khuya: Bởi thời gian chúng ta ngủ từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng là lúc gan và phổi hoạt động tích cực để thải độc tố.
- Hạn chế nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng. Vì nhịn ăn cơ thể sẽ không cung cấp đủ năng lượng để gan hoạt động. Việc này sẽ gây hại cho gan đồng thời không thể giúp gan thải độc tố ra ngoài được.

3.3.Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá
Việc sử dụng rượu bia thường xuyên rất có hại cho gan. Bởi 90% rượu bia khi vào cơ thể cần phải chuyển hóa qua gan. Khi tình trạng này kéo dài gan làm việc quá tải dẫn tới không thể thải hết độc tố từ rượu bia. Từ đó có thể gây tổn thương gan và nhiều bệnh lý khác như viêm gan, xơ gan do rượu. Hạn chế bia rượu là giải pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan, xơ gan do rượu.
3.4.Cần giải tỏa căng thẳng, tránh stress mệt mỏi, lo lắng tức giận
Nếu bạn thường xuyên căng thẳng, lo âu, tức giận có thể khiến mệt mỏi, mất ngủ. Từ đó dẫn tới sự thiếu hụt máu ở gan, làm gan không thể hoạt động bình thường. Nếu thường xuyên mệt mỏi trong thời gian dài có thể gây nhiều tổn thương gan như đau tức ngực, hạ sườn. Vì vậy để gan hoạt động khỏe mạnh cần giải tỏa căng thẳng; thư giãn hạn chế lo âu tức giận. Đây cũng là cách để bạn có một cơ thể và lá gan khỏe mạnh.

3.5.Không tiếp xúc với môi trường chứa chất độc hại gan
Các chất độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, da. Để hạn chế gánh nặng cho gan cũng cần hạn chế tiếp xúc với môi trường và các chất độc hại. Khi phải tiếp xúc cần có đồ bảo hộ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là 5 cách giải độc gan đơn giản dễ thực hiện. Để đạt được hiệu quả cần kiên trì thực hiện kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nếu cần tư vấn thêm các sản phẩm bồi bổ gan và sức khỏe vui lòng liên hệ với Tamsoa theo HOTLINE: 0933 583 666 để được hỗ trợ và giải đáp.