Dạ dày là một trong những cơ quan tiêu hóa quan trọng nhất của cơ thể. Sau khi phẫu thuật, chức năng tiêu hóa của dạ dày bị ảnh hưởng rất nhiều. Chính vì thế, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để hạn chế tác động xấu lên điểm tổn thương trong dạ dày. Vậy, người sau phẫu thuật dạ dày không nên ăn gì?. Bài viết của TAMSOA dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Các nội dung chính
Người sau phẫu thuật dạ dày không nên ăn gì?
1. Không ăn đồ rắn, cứng

Đồ ăn quá rắn, cứng có thể xuyên qua lớp chất nhầy của dạ dày và tác động vào vết phẫu thuật khiến dạ dày bị kích ứng khiến người bệnh bị đau hoặc tệ hơn là gây xuất huyết. Ngoài ra, dạ dày mới phẫu thuật không thể co bóp mạnh để nghiền nát thức ăn. Do vậy, các món ăn quá cứng có thể khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
Một số thực phẩm cứng, rắn mà người bệnh cần hạn chế trong thời gian sau phẫu thuật dạ dày gồm có: cá, thịt, các loại rau già, các loại hạt khô…. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn các món ăn được nấu chín kỹ, ninh nhừ sẽ có lợi cho quá trình tiêu hóa.
2. Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng là nhóm thực phẩm thứ hai mà người bệnh cần kiêng. Các chất cay nóng có thể tạo kích thích khiến dạ dày tăng tiết acid và tăng nhu động co bóp để tiêu hóa thức ăn. Việc này có thể khiến vết phẫu thuật dạ dày chảy máu hoặc viêm nhiễm, khiến quá trình hồi phục gặp khó khăn, kéo dài.
Do vậy các món ăn cần tránh sử dụng các loại gia vị như: tiêu, ớt, gừng, mù tạt….
3. Thực phẩm lên men

4. Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn
Nếu không biết cụ thể người sau phẫu thuật da dày không nên ăn gì? Bạn cũng hãy nhớ nên tránh ăn các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn Đồ ăn nhanh và thức ăn chế biến sẵn có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thường chứa quá nhiều gia vị, dầu mỡ. Các chất phụ gia, chất bảo quản được sử dụng “vô tội vạ” cũng là nguyên nhân khiến nhóm thực phẩm này bị “cấm” ăn sau khi phẫu thuật dạ dày.
Các đồ ăn nhanh phổ biến nhất gồm có: khoai chiên, thịt gà chiên, chân gà nướng, hamburger, xúc xích, thịt bò khô…..
5. Đồ ăn giàu chất xơ
Chất xơ là nhóm chất tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chất xơ sau khi phẫu thuật dạ dày lại không được các bác sĩ khuyến khích.
Bởi vì các chất xơ sẽ kích thích làm tăng nhu động ruột dạ dày để tránh tình trạng táo bón. Khi nhu động dạ dày bị tăng lên quá mức sẽ tạo ra tác động lên vết mổ và khiến vết mổ khó lành, dễ tổn thương hơn.
Bạn cần hạn chế một số thực phẩm chứa chất xơ như: rau ngót, rau cần, các loại đậu quả, dứa….
6. Tránh thực phẩm nhiều đường

Chế độ ăn quá nhiều đường có thể làm tăng tốc độ di chuyển của phân đến dạ dày và làm tăng nguy cơ tiêu chảy cho bệnh nhân. Ngoài ra, hàm lượng đường cao quá mức cũng kích thích dạ dày tăng tiết acid và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến vết mổ. Do đó, người bệnh cần cân đối lại khẩu phần ăn, nên ăn nhẹ, ăn nhạt.
7. Tránh thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm nhiều chất béo dễ gây khó tiêu, đầy chướng bụng và kích thích tiết acid ở dạ dày. Chất béo không được tiêu hóa hết có thể gây kích ứng niêm mạc đường ruột, lâu dần dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Chất béo cũng là yếu tố gây mất cân bằng môi trường đường ruột khiến hệ khuẩn bị rối loạn, lợi khuẩn bị ức chế và hại khuẩn phát triển mạnh.
Một số thực phẩm giàu chất béo cần tránh bao gồm: các món chiên, xào, mỡ động vật, pho mát, kem sữa….
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
8. Chất kích thích
Các chất kích thích gây căng thẳng thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa còn yếu của dạ dày. Bạn cần tránh rượu, bia, chè, cà phê, thuốc lá….
Những thực phẩm nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh việc kiêng ăn một số thực phẩm không tốt, người bệnh sau phẫu thuật dạ dày cần chú ý một số điều sau trong chế độ dinh dưỡng của mình:
- Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn theo thời gian và tốc độ hồi phục của dạ dày:
- 2 ngày đầu sau phẫu thuật dinh dưỡng được đưa qua đường tĩnh mạch.
- 5 ngày tiếp theo người bệnh bắt đầu ăn thử đồ ăn lỏng.
- 8 – 13 ngày kế tiếp người bệnh có thể ăn đồ nửa lỏng nửa đặc và sau đó mới làm quen với chế độ ăn với cơm và thực phẩm như bình thường.
- Cân đối dinh dưỡng: Khẩu phần ăn của người bệnh cần đảm bảo được các nhóm chất dinh dưỡng.
- Đa dạng các loại thực phẩm: Các loại thực phẩm để chế biến món ăn nên thay đổi đa dạng để kích thích vị giác của người bệnh.
- Ưu tiên món ăn dạng mềm, loãng như: cháo, soup, món hầm kỹ… để dạ dày dễ tiêu hóa, tránh chướng bụng, đầy bụng.
- Kết hợp với nghỉ ngơi, thư giãn: sau khi ăn người bệnh nên thư giãn, nghỉ ngơi tại chỗ.
- Giãn cách thời gian giữa các bữa ăn để dạ dày không phải hoạt động liên tục.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Người sau phẫu thuật dạ dày không nên ăn gì? Trước khi áp dụng chế độ ăn uống mới, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe!
Hãy theo dõi Tamsoa thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!