Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Nghề nuôi hươu lấy nhung đã trở thành truyền thống tại Hương Sơn (Hà Tĩnh), là một đơn vị chuyên cung cấp nhung hươu Hương Sơn, Tamsoa sẽ chia sẻ những kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu dành cho những ai đang muốn tìm hiểu.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

So với nghề chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác, nuôi hươu lấy nhung được đánh giá là dễ dàng, nhàn hạ hơn, tuy nhiên không phải vùng nào cũng có thể nuôi hươu được, hươu muốn sinh trường phát triển tốt còn phụ thuộc cả vào khí hậu, địa lý.

Tập tính của hươu sao

Hươu sao (còn được gọi là hươu đốm), tên khoa học là Cervus Nippon, nguồn gốc tại Đông Á và được du nhập đến nhiều vùng đất khác trên thế giới.

Hươu sao sống trong tự nhiên hiện nay không còn nhiều, có nguy cơ bị tuyệt chủng trong tất cả khu vực, ngoài trừ Nhật Bản còn bảo vệ được số lượng vừa phải.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Nhung hươu do có hàm lượng dược tính cao nên nó có nhiều công dụng tới sức khỏe con người như chữa yếu sinh lý, giúp chắc khỏe xương, chống lão hóa, bổ máu, tăng cường tuổi thọ, làm thuốc tăng cân nhung hươu cũng như kết hợp với rất nhiều bài thuốc đông y khác.

Từ thế kỷ 18 nhận thấy giá trị của nhung hươu trong phát triển kinh tế, cũng như hạn chế nạn săn bắt hươu hoang dã để lấy nhung nên hươu sao đã được thuần hóa và nuôi dưỡng tại Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Dù đã được nuôi trong các gia đình như nhiều loại gia súc khác nhưng hươu sao vẫn giữ được nhiều tập tính như khi sống trong tự nhiên.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Đặc điểm nổi bật của hươu sao

Hươu sao có da lông màu vàng sậm, con cái nhạt hơn con đực, trên thân có nhiều đốm trắng nhỏ.

Chỉ hươu đực là có sừng, mỗi năm sừng hươu lại tái tạo một lần, khi sừng già sẽ gãy rụng đi để mọc lên cặp sừng mới.

Sừng hươu khi còn non được gọi là nhung hươu có giá trị trong y học, dược liệu và được sử dụng chữa bệnh cách đây từ cả ngàn năm trước.

Sừng già được dùng để trang trí hoặc nấu cao ban long, lộc giác giao, tác dụng của cao ban long trong thực tế cũng không hề thua kém nhung hươu. Tuy nhiên, ở nước ta nuôi hươu lấy nhung là chủ yếu chứ ít người để cho sừng hươu già mới cắt.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Hươu sao khi sống trong tự nhiên thường quay tụ thành đàn từ 5-7 con, có khi tới hàng chục con.

Hươu sao hoang dã thường sống tại những vùng cỏ rộng lớn, trong rừng thưa và những nơi gần nguồn nước như hồ, sông, suối… đây là những nơi có nhiều lá cây rừng và cỏ xanh non.

Hươu sao thường nhút nhát, có tính cảnh giác cao, khi nhận thấy nguy hiểm thường tìm cách chạy ngay để thoát khỏi sự nguy hiểm mà hươu cảm nhận thấy.

Đối với hươu được nuôi dưỡng, mặc dù có dễ gần với người nuôi hơn nhưng nhìn chung hươu sao vẫn là loài khó tiếp cận.

Xây dựng chuồng trại nuôi hươu

Để nuôi hươu sao lấy nhung, trước hết phải có địa điểm để làm chuồng trại.

Do tập tính hươu trong tự nhiên thích sống ở những vùng đồng cỏ, rừng thưa nên nếu muốn hươu sinh trưởng tốt nhất cũng như đảm bảo cho chất lượng nhung hươu thì tốt hơn hết là áp dụng mô hình nuôi hươu bán hoang dã.

Nên chọn vùng đồng cỏ rộng gần bìa rừng để làm khu chăn thả hươu sao, vừa đảm bảo không gian cho hươu chạy nhảy lại có nguồn thức ăn đầy đủ.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Lưu ý

Với quy mô bán hoang dã này, cần chọn vùng đất có khí hậu trong lành, nhiệt độ quanh năm chỉ giao động từ 18 đến 32 độ C để hươu sao phát triển tốt nhất.

Nếu không có điều kiện phát triển quy mô trang trại như trên thì có thể chọn hình thức nuôi nhốt trong chuồng. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp, môi trường sạch sẽ và nguồn thức ăn cần thiết.

Để không ảnh hưởng đến quá trình lớn lên, sinh trưởng và phát triển của hươu sao thì chuồng nuôi hươu hoặc trang trại cần xây ở nơi xa đường đi lại, xa những nơi ồn ào, nhiều tiếng động vì hươu cần sống ở nơi yên tĩnh.

Quy mô trang trại bán hoang dã cần có lưới sắt, rào sắt bao quanh vừa để tránh hươu đi lạc, vừa bảo vệ đàn hươu tránh những tác động từ bên ngoài, trộm cắp…

Trong trang trại cũng cần phải xây chuồng có mái che để hươu có nơi trú mưa, nắng, ngủ nghỉ và sử dụng cả khi cần cắt nhung hươu, nhân giống, điều trị bệnh.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Yêu cầu khi xây dựng chuồng nuôi hươu

Chuồng nuôi hươu sao cần phải xây ở nơi cao ráo, thoáng mát, nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam.

Mái chuồng cũng cần phải cao, thoáng và có độ dốc, nên có chống nóng bằng xốp hoặc rơm rạ lót lên mái.

Chuồng nuôi hươu cần chia theo ô để dễ quản lý và chăm sóc đàn hươu theo từng giai đoạn phát triển.

Trung bình diện tích mỗi ô nên làm tối thiểu 4m2 , với vùng cho hươu đẻ thì cần phải lớn khoảng 6-8 m2 .

Các ô chuồng cũng cần phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không khí trong lành cho hươu.

Chuồng nuôi hươu lấy nhung có thể xây bằng gạch, cay hoặc bao gỗ, lưới sắt xung quanh.

Chuồng nên làm nền 2 đáy để dễ thoát nước, giữ khô ráo tốt hơn và vệ sinh chuồng dễ hơn.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Khung chuồng thấp nhất cũng phải cao 1,8m, nếu xây bằng gạch phải có nhiều ô thoáng, cửa rộng, nếu bao quanh bằng gỗ thì khoảng cách giữa các thanh là 10 – 13 cm.

Chuồng nên có 2 cửa, một cửa để người nuôi ra vào vệ sinh và cho ăn, chăm sóc hươu, cửa còn lại để lùa hươu di chuyển giữa các ngăn.

Yêu cầu khác

Để cung cấp thức ăn, nước uống cho hươu, các bạn cần chuẩn bị máng ăn, máng uống và nên chọn nguyên liệu chắc chắn, khó hỏng như cao su, nhôm.

Bình thường, hươu không uống nhiều nước, chỉ khi trời nóng hoặc ăn nhiều thức ăn khô thì mới cần bổ sung nước cho hươu.

Vì thế khi cần cho hươu uống mới để máng uống vào chuồng để tránh hươu đá vỡ hoặc làm bẩn nước, bố trí máng vừa tầm ăn của hươu để chúng dễ ăn, uống.

Nếu có thể áp dụng mô hình nuôi hươu bán tự nhiên sẽ tốt hơn nhiều, vì hươu được chạy nhảy, thể lực của hươu cũng tăng lên.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Thêm vào đó cũng giúp xương hươu chắc khỏe hơn, tốt cho quá trình làm thịt hươu và nấu cao hươu sau này. Chính vì hươu nuôi nhốt nhiều nên chất lượng cao hươu bị giảm.

Nhiều người dùng cao hươu một thời gian mà không thấy hiệu quả nên có băn khoăn cao hươu có tác dụng gì không mà dùng mãi chưa thấy.

Thực tế thì với cao hươu nấu từ hươu nuôi bán tự nhiên mới cho kết quả nhanh. Cao hươu nấu từ hươu nuôi nhốt chuồng trại sẽ có tác dụng chậm hơn nhiều.

Cách chọn hươu giống

Để chọn được hươu sao khỏe mạnh, đủ điều kiện để cho ra những cặp nhung chất lượng thì cần chú ý đến 2 vấn đề chính là lý lịch và đặc điểm cá thể.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Về lý lịch, hươu bố mẹ đẻ ra hươu giống phải khỏe mạnh, thể trạng tốt, đặc biệt vì là nuôi hươu lấy nhung nên hươu bố phải cho nhung chất lượng, số lượng lớn, mỗi cặp nhung phải nặng từ 800gr trở lên.

Tiếp theo kiểm tra đến đặc điểm cá thể, hươu được chọn phải cân đối, khỏe mạnh, tai lúc nào cũng vểnh lên, mắt tinh sáng, lưng thẳng, bụng thon, tứ chi đều, không di tật, chạy nhảy nhanh nhẹn.

Thức ăn dành cho hươu sao

Để có thể thu hoạch được những cặp nhung to, nặng, hàm lượng dưỡng chất cao, đáp ứng nhu cầu của người dùng thì thức ăn cung cấp cho hươu phải đảm bảo dinh dưỡng

đồng thời phải phù hợp với khẩu vị, nhu cầu hươu sao. Có hai loại chính là thức ăn xanh và thức ăn tinh.

Nên cho hươu ăn nhiều thức ăn xanh vì phù hợp với tập tính của hươu trong tự nhiên.

Nguồn thức ăn xanh của hươu gồm các loại cỏ, lá mía, lá cây có mủ, cà rốt, lá ổi, lá mít, bèo.

Với thức ăn xanh cần phải rửa sạch và để ráo nước, tránh cho hươu ăn thức ăn quá ướt hoặc nhiễm bẩn.

Thức ăn tinh sẽ gồm cám gạo, bột ngô, bột sắn.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Không dùng cám tăng trọng, chất kích thích nuôi hươu nếu muốn giá trị nhung được nâng cao.

Ngoài ra thì có thể bổ sung thêm vitamin A, D, E và khoảng 20gr muối/ngày để hươu sao có thể sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Khẩu phần ăn của hươu sao

Đối với nuôi hươu thì cần lưu ý rằng theo tập tính của chúng, ban ngày thì cho ăn ít và ban đêm thì cho hươu ăn nhiều hơn.

Vào ban ngày nên cho ăn khoảng 30-50% tổng thức ăn, phần còn lại cho hươu ăn vào buổi chiều muộn và tối.

Thường xuyên thay đổi các loại thức ăn xen kẽ nhau để tránh hươu chán ăn, cũng như đảm bảo nhung sinh trưởng tốt hơn.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Với thức ăn tinh, chỉ cho hươu ăn vào lúc 13-14 giờ chiều, tránh sử dụng vào các giờ khác vì sẽ ảnh hưởng đến lượng thức ăn xanh rất quan trọng với hươu.

Đối với thức ăn xanh, khẩu phần mỗi ngày dành cho hươu sẽ như sau:

– Trong thời gian cai sữa, hươu còn cần khoảng 8kg thức ăn xanh mỗi ngày

– Hươu 5-7 tháng tuổi cần 12kg

– Hươu 8 tháng đến 1 năm cần 15kg

– Hươu từ 2 năm trở lên sẽ cần từ 18-22kg

Còn với thức ăn tinh thì lượng khẩu phần mỗi ngày cho hươu sẽ là:

– Hươu cai sữa ăn 300gr mỗi ngày

– Hươu 5-7 tháng (hươu hậu bị) cần 400gr

– Hươu 8-12 tháng cần 500gr

– Hươu từ 2 năm tuổi thì cần 600gr mỗi ngày

Lưu ý rằng nuôi hươu lấy nhung thì khi hươu đực bắt đầu mọc nhung cần có chế độ dinh dưỡng cao hơn để nhung hươu đạt trọng lượng và có giá trị cao.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Trong thời gian này, bổ sung thêm các loại thức ăn nhiều dưỡng chất như chuối, ngô, cà rốt… và bổ sung thức ăn tinh lên 600 – 800gr mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu hươu đực dùng để phối giống, sau khi hươu đực phối giống xong, cũng cần bổ sung dưỡng chất để hươu được hồi phục thể trạng.

Để biết hươu ăn uống có đầy đủ không, kiểm tra bằng cách nhìn phân hươu, nếu phân có dạng viên bóng, cứng, hình bầu dục là hươu đủ chất. Còn nếu không đúng như thế thì cần điều chỉnh lại nguồn thức ăn cho hươu.

Kỹ thuật chăm sóc hươu sao lấy nhung

Khi nuôi hươu lấy nhung thì chắc chắn kỹ thuật nuôi hươu phải nắm chắc, như vậy mới tránh được hươu bị bệnh, cũng như giúp chất lượng nhung hươu khi cắt được đảm bảo.

Kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung chủ yếu xoay quanh vệ sinh chuồng trại, nguồn thức ăn, cách chăm sóc hươu, nắm kỹ thời điểm hươu động dục, sinh trưởng, thời gian cho cắt nhung.

Nuôi hươu quan trọng là phải giữ vệ sinh chuồng trại, phải luôn sạch sẽ và khô ráo, vì vậy nên rải lớp trấu hoặc rơm rạ xuống nền chuồng.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Định kỳ phải dùng thuốc sát trùng để khử trùng, vệ sinh chuồng trại.

Thường xuyên tắm rửa cho hươu, đặc biệt khi hươu còn nhỏ nên tiếp xúc, vuốt ve để hươu quen người và đỡ nhút nhát.

Khi tắm xoa nhẹ bên ngoài cho hươu cảm thấy thư giãn, tắm từ đầu ra thân sau rồi xuống chân, mỗi lần tắm cho hươu khoảng 5-10 phút.

Lưu ý

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của hươu, chú ý xem hươu có dấu hiệu bất thường nào không, cũng như xem trên thân hươu có ký sinh trùng thì phải bắt, diệt ngay.

Hươu là loại có thể chịu được nóng nhưng không thể chịu được lạnh, do đó nếu nuôi hươu tại miền Bắc, mùa đông cần phải che chắn kỹ chuồng trại, tránh gió lùa.

Nên thêm rơm rạ vào chuồng và cũng không nên dọn chuồng nhiều vào mùa đông vì còn giúp giữ ấm cho hươu.

Để phát triển số lượng đàn hươu thì có thể tự phối giống, sau 2 tuổi có thể cho hươu phối giống, nhưng tốt nhất là từ 3-9 năm tuồi.

Hươu cái động dục vào khoảng tháng 8, 9, 10 và sinh sản vào tháng 3, 4, 5.

Một con hươu đực giống chỉ nên ghép đôi với 3-4 con cái mỗi năm.

Hươu mang thai trong khoảng 220 – 225 ngày, trong thời gian này cần bổ sung thêm muối, vitamin, khoáng chất cho hươu cái.

Thu hoạch nhung hươu

Hươu đực khi được 2 năm tuổi thì sẽ bắt đầu cho nhung hươu.

Kể từ khi nhung nhú thì sau 45-50 ngày là thời điểm thích hợp nhất để cắt nhung hươu.

Kỹ thuật cắt nhung hươu không khó nhưng cần phải có sức khỏe, tính cẩn thận và sự nhanh nhẹn. Nếu bạn hỏi cắt nhung hươu có đau không thì câu trả lời là có.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Vì thế khi thu hoạch nhung hươu cần phải có ít nhất 3-4 người giữ chặt hươu mới có thể cưa nhung hươu được.

Dụng cụ dùng để cưa nhung hươu là cưa sắt hoặc cưa gỗ, không cắt sát đầu hươu mà để lại ít nhất 2cm.

Ngay sau khi cắt nhung xong cần cầm máu cho hươu, dùng gạc bịt kín vết cắt tránh nhiễm khuẩn.

Mỗi năm hươu sao cho nhung một lần, và cho nhung đến khoảng 16-20 năm, sau thời gian đó hươu vẫn có thể cho nhung nhưng chất lượng kém đi.

Những con hươu trẻ từ 2-3 năm đầu cho nhung nặng từ 150gr đến 300gr, sau đó tăng dần lên 500gr vào những năm tiếp theo đến khi đủ 7-8 tuổi trở đi cho nhung ổn định với cân nặng tầm 700 – 800gr mỗi lần.

Thậm chí những con khỏe mạnh còn có thể cho những cặp nhung nặng tới 1,5 kg mỗi lần.

Cách dùng nhung hươu tươi

Nhung hươu tươi có trọng lượng nhỏ, mềm thường được dùng để ngâm mật ong, tác dụng của nhung hươu ngâm mật ong hiệu quả với mọi đối tượng người dùng.

Nhung hươu có trọng lượng lớn, dáng đẹp, có nhiều nhánh thường được dùng để ngâm rượu dành cho những người có sở thích chơi rượu vừa bồi bổ sức khỏe vừa thể hiện được đẳng cấp.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu

Ngoài nuôi hươu lấy nhung thì những sản phẩm khác từ hươu như hươu giống, pín hươu, thịt hươu, đuôi hươu, sữa hươu, cao hươu, cao ban long cũng vô cùng giá trị về mặt kinh tế.

Với những kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung như đã nói ở trên, hy vọng các bạn đã có được kế hoạch nuôi hươu lấy nhung cho chính mình.

Tamsoa cũng luôn áp dụng những kỹ thuật mới để giúp hươu sao của Tamsoa mang đến những cặp nhung tươi cũng như nhung hươu khô có chất lượng tốt nhất.

Nuôi hươu lấy nhung, kỹ thuật nuôi hươu sao lấy nhung hươu
4.8 (96.77%) 31 votes

Sản phẩm của TAMSOA

Back to Top

NHẬN NGAY ƯU ĐÃI MỚI NHẤT!

Ưu đãi của Tamsoa dành riêng cho những khách hàng để lại số điện thoại tại đây!