Đau nhức xương khớp là căn bệnh thường gặp ở nhiều người cao tuổi, không thể tránh khỏi với bất cứ ai. Do hệ xương khớp bắt đầu lão hóa dần, đặc biệt vào những thời kỳ giao mùa hay khi trời lạnh thì vấn đề đau nhức xương khớp càng trở lên nặng nề hơn. Hãy cùng Tamsoa tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp và cách điều trị đau nhức xương khớp ở người già, để tạm biệt những cơn đau mệt mỏi.
Các nội dung chính
Triệu chứng nhận biết đau nhức xương khớp ở người già
Ngoài 50 tuổi, cơ thể bắt đầu xuất hiện các tình trạng lão hóa xương. Tỷ lệ canxi trong xương bị giảm, tuần hoàn máu kém hơn khiến lượng máu dẫn đến xương cũng bị ảnh hưởng, dịch khớp đông quánh hơn, gân cơ bị co rút lại…Đau nhức xương khớp là điều tất yếu với người cao lớn tuổi, đau sớm hay đau muộn tùy vào cơ địa và khả năng bồi bổ cơ thể của họ.
Theo TS. BS Bùi Hồng Thiên Khanh – Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thì tỷ lệ người cao tuổi bị đau xương khớp ở nước ta lên đến 60%.
Những triệu chứng có thể nhận thấy bao gồm:
- Đau nhức toàn thân
- Đau các khớp tay chân, cổ vai gáy
- Đau nhức lưng, cột sống, thắt lưng
- Kể cả những dấu hiệu đau nhức cơ bắp hay dây chằng.
Những dấu hiệu trên thường sẽ kéo dài, diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí ngày càng đau nhức hơn và có thể kèm theo tê mỏi, sưng tấy, nóng rát ở các khớp ngoại biên, nhiều trường hợp còn mất cảm giác ở tay, chân.
Vậy, đâu là nguyên nhân gây ra đau nhức xương khớp ở người già
Do nguyên nhân tuổi tác – nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp
Khi về già, hệ xương khớp bị lão hóa (đặc biệt ở các khớp) chức năng của sụn và chất nhờn bị suy giảm đi nhiều. Sụn đệm bị bào mòn còn chất nhờn ít đi cũng như quánh hơn khiến các đầu xương cọ sát, va chạm trực tiếp vào nhau gây ra cảm giác đau nhức.
Do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý nền
Ngoài nguyên nhân tuổi tác, một số bệnh lý nền cũng là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp ở mọi đối tượng.
– Béo phì, thừa cân thì có thể bị đau khớp xương do cơ thể phải chịu một trọng lượng lớn mà khớp thì lại bị thoái hóa.
– Cùng với đó, loãng xương, paget xương hay gout cũng là các nguyên nhân khác gây ra bệnh đau xương khớp.
– Không có đủ sức khỏe để rèn luyện thể dục mỗi ngày hoặc thói quen vận động bị giảm đi mà càng khiến bệnh đau nhức xương khớp trở lên nặng hơn.
Ngoài ra, lao động quá sức, thay đổi tư thế đột ngột hay ngủ sai tư thế cũng là một phần nguyên nhân gây đau xương khớp.
Đặc biệt, đau nhức xương khớp rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Nếu không bảo vệ cơ thể, xương khớp tốt thì mỗi lần thay đổi thời tiết bạn hay người thân của bạn sẽ phải chịu những cơn đau từ đau nhức xương khớp. Chả hạn, khi vào mùa đông, thời tiết lạnh, các gân cơ bị co rút, dịch khớp cô đặc thường khiến khớp xương đau mỏi, ê ẩm hơn.
[CẢNH BÁO] Đau nhức xương khớp có thể dẫn đến một số bệnh sau
Đau nhức xương khớp không chỉ là vấn đề ở sự thoái hóa xương khớp mà còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm.
Viêm khớp nhiễm trùng
Bệnh này là do khớp xương bị nhiễm tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn khi có một vết thương sâu nhưng không được khử trùng đúng cách.
Viêm khớp nhiễm trùng thường gặp ở đầu gối, hông, mắt cá chân hay cổ tay. Không chỉ vậy, bệnh này còn rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng toàn thân.
Bệnh gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi thừa chất đạm. Người già bị bệnh gout sẽ thấy đau nhức, sưng nóng ở các khớp, nhất là ở ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay, đầu gối.
Không chỉ vậy, ngoài những cơn đau nhức xương thì người bị bệnh gout còn có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi.
Loãng xương
Những người bị loãng xương cũng sẽ dễ bị đau nhức xương khớp, tuy nhiên người bệnh lại thường chủ quan bỏ qua và khiến bệnh càng nặng hơn.
Người bị loãng xương sẽ thường có các triệu chứng đau nhức tại các đầu xương, đau cột sống, thắt lưng, đau dọc theo xương, cảm giác đau châm chích toàn thân và đau trong xương.
Viêm khớp dạng thấp
Đau nhức xương khớp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp, một bệnh khớp mãn tính rất nguy hiểm.
Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh cứng khớp, khó cử động, cơn đau xuất hiện ở nhiều khớp nhỏ đối xứng nhau như đau cả 2 đầu gối, đau ở hai ngón tay cùng vị trí trên 2 bàn tay, đồng thời là sưng, nóng khớp.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng và khiến các sụn khớp, xương dưới sụn bị phá hủy dẫn đến biến dạng khớp, khó vận động, thậm chí tàn phế.
Tác hại, hậu quả khi đau nhức xương khớp kéo dài
Khi tình trạng đau nhức kéo dài và nếu không điều trị, khắc phục đúng cách thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, thoái hóa xương, gãy xương, thậm chí là ung thư xương…
Ngoài ra, bệnh đau nhức xương khớp còn khiến sinh hoạt của người già trở lên khó khăn hơn, từ đó sinh ra tâm lý buồn chán, mệt mỏi. Đồng thời ít vận động còn kéo theo nguy cơ các bệnh tiểu đường, mỡ máu, rối loạn tiêu hóa…
Bởi chính vì thế, cần có cách đối phó, điều trị bệnh đau nhức xương khớp để bảo vệ sức khỏe cũng như lấy lại tinh thần vui vẻ, thoải mái cho người cao tuổi.
Cách điều trị, khắc phục bệnh xương khớp ở người già
Thay đổi chế độ ăn phù hợp
Với người cao tuổi thường hay ăn chay, hạn chế ăn tinh bột nên thiếu chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể. Chính bởi quá trình trao đổi chất không còn được tốt như trước, khiến cơ thể người già dễ bị thiếu hụt hoặc thừa chất ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương khớp. Vậy đau nhức xương khớp nên ăn gì?
Với tình trạng viêm, đau khớp thì cần ăn những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có nhiều trong các loại hạt, rau có màu xanh đậm, đậu phụ, súp lơ trắng… Hay những loại quả chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, ổi… cũng giúp giảm đau, ngăn chặn sự mất sụn ở người già.
Đồng thời cần hạn chế những thực phẩm giàu axit béo omega-6 như dầu bắp, mỡ động vật, dầu mè, cá, trứng… vì axit béo này gây ra viêm đau. Và thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp giảm viên.
Những người bị gout thì tránh những thực phẩm có nhiều đạm như tôm, cua, mực,… còn những người bị viêm khớp dạng thấp cần kiêng những đồ có nhiều chất béo, lươn, trạch, đồ ngọt…
>> Chi tiết hơn: Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì CẦN phải biết!
Bổ sung thêm các dưỡng chất bồi bổ
Đối với người cao tuổi, vì sụn khớp bị thoái hóa nhiều nên các chất quan trọng cần bổ sung là canxi, vitamin D (từ ánh sáng mặt trời), Glucosamine sulfate và chondroitin để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa đau nhức, và hơn cả là giúp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp xương.
Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ chỉ ra rằng nếu bổ sung 1.500mg glucosamine và 1.200mg chondroitin mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu và triệt tiêu các triệu chứng đau nhức xương khớp ở nhiều giai đoạn, tình trạng nặng nhẹ cho người cao tuổi.
>> Tham khảo thêm: [TỔNG HỢP] 9 Thuốc bổ xương khớp cho người già, bồi bổ sụn khớp, tránh đau xương khớp
Các dưỡng chất bổ sung có thể tìm thấy từ các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng (cần tham khảo ý kiến bác sĩ) và trong nhiều loại thực phẩm hay thuốc đông y, nhung hươu là một trong những dược liệu có tác dụng bổ sung canxi, tái tạo sụn và bôi trơn khớp xương rất hiệu quả. (Xem thêm Tác dụng của nhung hươu đối với người cao tuổi).
Vận động, thể dục đúng cách
Hạn chế vận động sẽ càng khiến tình trạng đau nhức xương khớp trầm trọng hơn. Các chuyên gia xương khớp đều chỉ ra rằng hoạt động cơ bắp là phương pháp để phòng ngừa, khắc phục các bệnh về xương khớp.
Đi bộ là cách đơn giản nhất và cũng vô cùng hữu hiệu để phòng ngừa bệnh xương khớp. Mỗi tuần cần đi bộ tối thiểu 3 lần, mỗi lần ít nhất là 1 giờ đồng hồ.
Ngoài ra, bơi lội, đạp xe cũng là 2 môn thể thao giúp duy trì chức năng vận động của các khớp xương cũng như giúp giảm thiểu quá trình lão hóa xương khớp.
Khi hoạt động các bài tập trên, sự vận động giúp tăng cường sức sống của các tế bào xương, tăng khả năng chuyển động của khớp, giúp cơ bắp, gân, dây chẳng được mạnh lên, từ đó ngăn ngừa hiệu quả bệnh xương khớp.
Với những người đang bị đau nhức, kể cả những người mắc chứng hư khớp cũng cần phải vận động nhẹ nhàng (tốt nhất là nên có những bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ phục hồi chức năng) để giúp phục hồi chức năng của các khớp xương tốt hơn.
Ngoài ra, vào mùa đông người cao tuổi cần được giữ ấm cơ thể, tránh gió, và không nên tập thể dục vào buổi sáng sớm, tốt nhất vào mùa này thì người cao tuổi nên tập ngay ở trong nhà.
Hy vọng những thông tin về đau nhức xương khớp ở người già trên đây sẽ hữu ích với bạn. Hãy chăm sóc sức khỏe chính bản thân mình, hay bố mẹ để có một sức khỏe tốt, vận động, sống khỏe mỗi ngày.
Tamsoa kính chúc quý khách luôn giữ một sức khỏe tốt!